Phát hiện sao chổi sáng nhất thế kỷ

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Apr 26, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 397)

    Kính thiên văn không gian Hubble vừa tìm thấy một sao chổi có khả năng trở thành vật thể sáng như mặt trăng vào tháng 11 tới.

    >>> Sao chổi cực kỳ đặc biệt sẽ xuất hiện năm 2013

    Hubble chụp bức ảnh cận cảnh đầu tiên về ISON, tên của sao chổi, vào tối 10/4 - khi sao chổi cách trái đất chừng 630 triệu km, National Geographic đưa tin.

    [​IMG]
    Độ sáng của sao chổi ISON sẽ tương đương mặt
    trăng vào cuối tháng 11. (Ảnh: National Geographic)

    Hiện nay, nếu quan sát ISON bằng những kính thiên văn cỡ lớn, con người chỉ thấy một vệt sáng rất mờ. Nhưng các nhà thiên văn dự đoán rằng, nó sẽ sáng rực như mặt trăng trên bầu trời đêm vào cuối tháng 11 năm nay. Vì thế họ gọi nó là "sao chổi của thế kỷ".

    Căn cứ vào dữ liệu từ Hubble, các nhà thiên văn cho rằng sao chổi ISON - vốn là một khối băng bẩn - có chiều rộng từ 4,8 tới 6,4km. Đuôi của nó có đường kính gần 5.000 km.

    Trong bức ảnh mới nhất do kính Hubble chụp, ISON là một vệt bụi bay ra xa mặt trời. Chiều dài của nó lên tới hơn 91.200km. Do ISON bay về phía mặt trời trong vài tháng tới, bề mặt đầy băng của nó sẽ tiếp tục tan chảy. Nhiệt từ mặt trời làm tan băng trong nhân, biến chúng thành những vệt bụi và khí. Sao chổi càng tới gần mặt trời thì những vệt đó càng dày và rộng hơn.

    Các nhà thiên văn tin rằng đây là lần đầu tiên ISON bay từ bên ngoài vào trung tâm của hệ Mặt Trời. Dựa trên quỹ đạo của nó, họ cho rằng lực hút của mặt trời sẽ khiến ISON tới sát mặt trời vào ngày 28/11. Nó sẽ bay cách mặt trời chừng hơn một triệu km trước khi bật ra rìa của Thái Dương Hệ.



    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Phát hiện sao chổi sáng nhất thế kỷ

Share This Page