Sinh viên chế tạo xe điện chạy 900km trong một lần sạc

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Nov 4, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 108)

    Chiếc Helia do sinh viên Đại học Cambridge phát triển có tỷ lệ tiêu hao năng lượng chỉ bằng 1/10 so với xe điện thương mại hiện nay.

    [​IMG]
    Ôtô điện Helia tham dự một cuộc đua ở Australia hôm 13 - 14/10. (Ảnh: Đại học Cambridge).

    Helia là đứa con tinh thần của đội đua Eco Eco đến từ Đại học Cambridge - gồm 20 sinh viên, dẫn đầu bởi giám đốc chương trình Xiaofan Zhang. Đây là một chiếc xe điện 4 chỗ ngồi hiệu suất cao, có khả năng di chuyển liên tục quãng đường dài 900km chỉ trong một lần sạc.

    Nhờ thiết kế khung xe bằng sợi carbon siêu nhẹ, xe có trọng lượng chỉ 550kg. Khi chở đủ 4 người, nó có thể chạy với tốc độ tối đa 120 km/h và tốc độ hành trình khoảng 80km/h. Xe được mô tả là tiết kiệm nhiên liệu gấp 10 lần so với các mẫu ôtô điện đang được bán trên thị trường.

    [​IMG]
    Xe điện Helia từng được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học London hôm 19/8. (Ảnh: Đại học Cambridge).

    Hiệu suất cao của phương tiện không chỉ đến từ cấu trúc nhẹ mà còn nhờ thiết kế khí động học và lốp kháng lăn thấp (low-rolling resistance tire) - giúp giảm ma sát giữa bề mặt cao su của lốp với mặt đường. Trên nóc xe còn được lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời hiệu suất 25% với tổng diện tích bề mặt là 5m2.

    Ngay cả khi không sử dụng pin mặt trời, chiếc Helia vẫn có phạm vi hoạt động gấp đôi so với xe điện Tesla hiện nay. Hệ thống pin của phương tiện có thể được sạc bằng bộ sạc điện tiêu chuẩn. Đội đua Eco Eco cho biết sẽ tổ chức các chuyến lưu diễn với xe điện Helia tại các trường học trên khắp Vương quốc Anh vào mùa hè tới, với mục đích truyền cảm hứng cho thế hệ kỹ sư tương lai.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Sinh viên chế tạo xe điện chạy 900km trong một lần sạc

Share This Page