Những bệnh trẻ dễ mắc khi gió lạnh đầu mùa

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Nov 2, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 128)

    Viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản.... là một trong những bệnh trẻ dễ mắc khi thời tiết giao mùa, khi không khí lạnh đột ngột tràn về. Dưới đây là những lưu ý để bạn có thể chăm sóc con cái mình tốt hơn trong những ngày này.

    1. Viêm mũi họng


    Viêm mũi họng là chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, lúc chuyển mùa.

    Triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên là trẻ sốt cao, có khi 39 – 40°C, ho húng hắng hoặc ho từng cơn như co thắt kèm theo đó là tắc, ngạt mũi, chảy nước mũi cả hai bên làm trẻ phải há miệng để thở, tiếng thở khò khè. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, kích động, bỏ ăn, bỏ bú vì tắc mũi. Một số trẻ còn bị nôn trớ và ỉa chảy, thậm chí khi sốt cao trẻ có thể bị lên cơn co giật. Quan sát họng khi trẻ há miệng thấy niêm mạc họng xung huyết đỏ, tăng tiết dịch nhầy bóng, nhưng không có mủ hoặc giả mạc.

    [​IMG]
    Viêm mũi họng là chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, lúc chuyển mùa. (Ảnh minh họa).

    Mỗi đợt bệnh như vậy kéo dài khoảng 2-4 ngày sau đó các triệu chứng giảm dần, trẻ có thể khỏi bệnh nhưng dễ tái phát, và khi tái phát nhiều lần có thể dẫn đến những biến chứng cấp tính nguy hiểm như viêm mủ tai giữa, viêm xoang cấp, viêm thanh quản cấp, mất nước do sốt cao, viêm xoang có thể dẫn đến viêm màng não rất nguy hiểm.

    2. Viêm tiểu phế quản


    Viêm tiểu phế quản (VTPQ) là căn bệnh hàng đầu ở trẻ nhỏ, là bệnh viêm nhiễm cấp tính thường xảy ra ở trẻ dướdi 24 tháng tuổi, hay gặp nhất là 3-6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn.

    Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau 3-5 ngày thì trẻ ho ngày càng nhiều, xuất hiện khó thở, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở.

    Tất cả các trường hợp VTPQ ở trẻ, nếu không được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm tiểu phế quản lan tỏa, viêm phổi (do bị bội nhiễm), xẹp phổi...

    Do vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

    3. Bệnh suyễn (hen phế quản)


    Hen suyễn là bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Hen suyễn ảnh hưởng tới ống dẫn không khí từ bên ngoài vào trong cơ thể tới phổi thông qua hoạt động hít thở của con người. Bệnh thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa... Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở khi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím, vẻ mặt sợ hãi. Nhiều trường hợp khó thở cấp tính cần xử trí cấp cứu kịp thời.

    [​IMG]
    Hen suyễn thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa... (Ảnh minh họa).

    Mùa lạnh sắp về, và đây là khoảng thời gian giao mùa, thường gây nhiều khó chịu cho bé bị hen suyễn. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng mọi trường hợp khi bệnh hen của bé biến đổi bất thường.

    4. Bệnh về da


    Theo Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thanh, trưởng khoa Nội 1, bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM khi thời tiết thay đổi, bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khí hậu ngoài đường hô hấp còn có da. Thường da của chúng ta sẽ khô ráp hơn, có khi có cảm giác bong tróc, hơi rát và có khi khô da, bong vẩy. Ở trẻ nhỏ, nhất là ở trẻ có cơ địa dị ứng, như cha hay mẹ có tiền căn viêm mũi dị ứng, nồi mề đay hay suyễn, trẻ dễ bị khô da và nếu không kịp thời phòng ngừa thì khô da dễ dẫn đến chàm da.

    Biện pháp phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ

    • Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, giữ ấm, tránh gió lạnh về chiều. Không nên nằm ngủ trong phòng máy lạnh kéo dài hay để quạt suốt đêm.
    • Cần vệ sinh ăn uống, vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm trùng.
    • Rửa tay sạch sẽ, không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi.
    • Bố trí phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, tiêu diệt muỗi, thông thoát nước tốt, tránh để nước đọng vũng tạo môi trường ẩm thấp.
    • Cần chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo chương trình quy định.
    • Theo dõi và đi khám bệnh sớm, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.
    • Giữ ấm cho trẻ, mang vớ đội mũ khi ra ngoài. Trong phòng giữ ấm và thoáng cho trẻ.
    • Uống nước nhiều, giúp da và đường hô hấp luôn ẩm.
    • Khi da bé hơi khô, lập tức bôi những loại kem giữ ẩm cho bé.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Những bệnh trẻ dễ mắc khi gió lạnh đầu mùa

Share This Page