Nằm cách thành phố Leh trên quốc lộ Leh-Kargil thuộc bang Jammu và Kashmir. Ấn Độ, chừng 30km là ngọn đồi kỳ lạ đi ngược lại với định luật vật lý. Đây là nơi từng gây xôn xao suốt thời gian dài bởi hiện tượng lạ, hay còn biết tới với tên gọi giản dị “ngọn đồi nam châm”. Không khó để tìm đường tới ngọn đồi. Địa điểm này nằm ở độ cao 4200m so với mực nước biển, chào đón khách bằng tấm biển với nội dung gây tò mò: "Magnetic Hill - The Phenomenon That Defies Gravity" (Đồi Nam Châm - hiện tượng thách thức trọng lực) Sự kỳ lạ của ngọn đồi ở chỗ, chỉ cần tài xế dừng xe đúng tại điểm đánh dấu ở chân dốc và tắt máy, chiếc xe vẫn tự động di chuyển lên đỉnh dốc với vận tốc khoảng 15 – 20 km/h. Đây là nơi từng gây xôn xao suốt thời gian dài bởi hiện tượng lạ. Không chỉ nổi tiếng bởi sự kỳ lạ, ngọn đồi còn là điểm du lịch hút khách trong thung lũng, đồng thời trở thành điểm dừng chân hoàn hảo cho những tay đua mệt mỏi di chuyển trên đường cao tốc. Trước kia, người dân địa phương vẫn tin rằng từng tồn tại con đường dẫn tới thiên đàng. Song chỉ những ai xứng đáng mới lên thẳng vào con đường. Và ngược lại, người không xứng đáng sẽ chẳng bao giờ tìm thấy dù có cố gắng tới đâu. Cũng chính từ danh tiếng của ngọn đồi nam châm, các máy bay của không quân Ấn Độ đã chuyển hướng để tránh từ tính. Giả thuyết cho rằng có sức mạnh phát ra từ ngọn đồi khiến phi công phải nâng độ cao khi bay qua đây để tránh nhiễu từ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu giải thích, do địa hình tại đây ở vị trí cao 4200m so với nước biển nên nhiễu động không khí và hiện tượng thời tiết bất thường hay xảy ra. Đây mới là nguyên nhân khiến các phi công muốn “tránh xa” nơi này. Hiện tượng lạ trên “ngọn đồi nam châm” được du khách từ khắp nơi trên thế giới về trải nghiệm và chứng thực. Cũng từ đó, nhiều giả thuyết với các lý giải khoa học để giải thích hiện tượng phản trọng lực, nhằm ngăn chặn nhiều câu chuyện mê tín dị đoan được đồn thổi trước kia. Một giả thuyết trong số đó cho rằng, những ô tô tắt máy tự lên được dốc đơn giản chỉ là do hiện tượng ảo ảnh thị giác. Ảo ảnh này khiến đường dốc dẫn tới đồi nam châm như ngọn núi. Bởi vậy, nhiều người nhầm tưởng xe đang lên dốc, nhưng thực tế là đang xuống dốc. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng lên tiếng phủ nhận “sức mạnh siêu nhiên” từ ngọn đồi tại Leh. Ngọn đồi nam châm kỳ là không phải duy nhất tồn tại ở Ấn Độ. Trên thực tế, một số địa danh tương tự cũng xuất hiện tại Mỹ, Canada hay Australia. Dù bất cứ nguyên nhân nào, đồi nam châm hiện vẫn là điểm du lịch hút khách tại Ấn Độ. Nhiều du khách đã ghi lại những trải nghiệm của mình với sự thích thú, đồng thời chia sẻ thời điểm tham quan nơi này lý tưởng nhất từ tháng 7 tới tháng 9 hàng năm. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV