Cá heo sông Amazon nhiễm độc thủy ngân

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Oct 25, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 128)

    Các nhà bảo tồn phát hiện mức độ nhiễm độc thủy ngân đáng báo động ở quần thể cá heo sông Amazon do hoạt động khai thác vàng trái phép.

    Trong một nghiên cứu được thực hiện gần đây bởi Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), các chuyên gia đã phát hiện 46 con cá heo sông Amazon bị nhiễm độc thủy ngân với mức độ cao gấp rưỡi thông thường. Chúng được tìm thấy tại các lưu vực sông chính ở Brazil, Colombia, Venezuela, Bolivia và Peru.

    [​IMG]
    Cá heo sông Amazon. (Ảnh: Newsela).

    Marcelo Oliveira, phát ngôn viên của WWF cho biết nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác vàng trái phép, trong đó, thủy ngân được sử dụng để tách vàng ra khỏi các khoáng chất khác. Khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất là lưu vực sông Orinoco ở Colombia và Venezuela.

    Tuy nhiên, khai thác vàng không phải là vấn đề duy nhất. Thủy ngân cũng tồn tại trong tự nhiên ở rừng Amazon. Tác động từ nạn phá rừng và cháy rừng đã khiến nguyên tố kim loại nặng này lan xuống môi trường nước và đi vào chuỗi thức ăn của cá heo, cũng như các loài cá nhỏ - nguồn thức ăn chủ yếu của chúng.

    Cá chứa hàm lượng thủy ngân cao còn là mối đe dọa với gần 20 triệu dân sinh sống ở khu vực Amazon, những người cuối cùng sẽ ăn cá bị nhiễm độc. "Thủy ngân có thể tồn tại tới 100 năm trong chuỗi thức ăn. Đó là một vấn đề lớn", Oliveira cảnh báo.

    Cá heo sông Amazon, còn được biết đến với tên gọi cá heo hồng hay Boutu, là loài cá nước ngọt đặc hữu ở Nam Mỹ, sinh sống trong hệ thống sông Amazon và Orinoco. Đây là loài cá heo sông lớn nhất, có thể đạt chiều dài 2,5 m và nặng 185kg. Chúng hiện được xếp vào nhóm động vật nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Cá heo sông Amazon nhiễm độc thủy ngân

Share This Page