Các nhà thiên văn tại Viện Khoa học Carnegie vừa phát hiện thêm 20 mặt trăng mới của sao Thổ nhờ sử dụng kính viễn vọng Subaru ở Hawaii. Các nhà thiên văn tại Viện Khoa học Carnegie vừa phát hiện thêm 20 mặt trăng mới của sao Thổ nhờ sử dụng kính viễn vọng Subaru ở Hawaii. Quỹ đạo quay của 20 mặt trăng mới quanh sao Thổ. Ảnh: UPI. Họ trình bày kết quả nghiên cứu của mình tại Trung tâm Tiểu hành tinh (MPC) của Liên minh Thiên văn Quốc tế. Phát hiện này khiến sao Thổ trở thành hành tinh có nhiều mặt trăng nhất trong hệ Mặt trời, với tổng cộng 82 mặt trăng được biết đến. Trong khi đó, sao Mộc đứng ở vị trí thứ hai với 79 mặt trăng. Các mặt trăng mới của sao Thổ đều khá bé, có đường kính nhỏ hơn 5 km. Trong số đó, có 17 mặt trăng quay ngược chiều hướng quay của sao Thổ quanh trục. “Thông qua việc sử dụng một trong những chiếc kính viễn vọng lớn nhất thế giới, chúng tôi đang dần hoàn thiện bản đồ mặt trăng của các hành tinh khổng lồ. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng tôi xác định cách thức hình thành và phát triển các hành tinh trong hệ Mặt trời”, Scott Sheppard, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Nhóm nghiên cứu dự đoán, 20 mặt trăng mới của sao Thổ có thể từng là một phần của các mặt trăng lớn hơn bị vỡ ra. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV