Địa ngục trong trại thương điên tai tiếng nhất Mỹ

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Oct 20, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 111)

    MỹBệnh nhân đi lang thang vật vờ, bị lạm dụng tình dục, tiếng la hét tràn ngập, được chính trị gia R.Kennedy so sánh với một "snake pit".


    Đó là cảnh tượng hàng ngày tại trại thương điên Willowbrook giữa thế kỷ 20, nơi được Thượng nghị sĩ trẻ tuổi Robert F. Kennedy khi ấy ví như một hố đầy rắn - snake pit.

    20 năm qua, nhận thức về các bệnh tâm thần mới được nâng cao, nhiều bệnh nhân được điều trị đúng hướng, sống bình thường trở lại. Trước đó, các vấn đề sức khỏe tâm thần thường bị mọi người giấu giếm, lờ đi, không chữa trị. Đầu thế kỷ 20, đa số bệnh nhân tâm thần được "điều trị" trong những trại thương điên - nơi tình trạng bệnh của họ sẽ tiến triển xấu đi thay vì được cải thiện.

    Một trong những trại thương điên nhiều tai tiếng nhất là Willowbrook tại Staten Island, New York. Thành lập năm 1947 dưới cái tên Willowbrook State School (Trường Công lập Willowbrook), mục đích ban đầu của trại là chứa binh lính bị thương, tàn tật từ chiến tranh thế giới thứ hai. Sau đó Thống đốc Thomas Dewey cho rằng nơi này phù hợp phụ vụ những người "có tư tưởng yếu đuối", hoặc những người cần chăm sóc đặc biệt.

    Thời gian đầu, trại chỉ có 20 bệnh nhân. Năm 1955, số bệnh nhân tâm thần điều trị tại đây đạt đủ sức chứa 4.000 người của trại. Đến năm 1969, số bệnh nhân đạt kỷ lục, 6.000 người.

    Do kinh phí hạn chế, số lượng bệnh nhân lại quá tải, trại có rất ít nhân viên chăm sóc, phục vụ, các đồ dùng thiết yếu như quần áo, dụng cụ vệ sinh cũng rất khan hiếm. Bệnh nhân không được tắm rửa thường xuyên, không được cung cấp xà phòng, khăn tắm. Nhiều đứa trẻ vì thế phải thường xuyên ở truồng vì không đủ quần áo sạch để mặc.

    [​IMG]

    Những đứa trẻ thiểu năng trí tuệ bị "nhồi nhét" trên xe đẩy. Ảnh: Getty Images

    Trại thương điên Willowbrook được coi là một "nhà chứa", hơn là nơi bệnh nhân được điều trị. Các bác sĩ không đưa có kế hoạch chăm sóc, điều trị bệnh nhân cụ thể trong suốt nhiều năm trời. Bệnh nhân mắc các dị tật bẩm sinh như hội chứng down bị giam chung với bệnh nhân mắc bệnh tâm thần như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực. Cảnh tượng bệnh nhân đi lang thang, vật vờ trong trại giam, hay ngồi túm lại với nhau trong góc hành lang cho qua ngày được thấy thường xuyên. Thời điểm trại quá tải, không đủ diện tích, nhiều người phải ngồi trên phân hoặc nước tiểu của chính họ.

    Hàng ngày, những tiếng la hét thất thanh không kiểm soát của bệnh nhân ngập tràn hành lang. Năm 1960, bệnh sởi lây lan mạnh mẽ trong trại, khoảng 60 người tử vong. Virus viêm gan cũng khiến phần lớn bệnh nhân lâm vào tình cảnh khốn đốn.

    Cùng thời gian này, tiến sĩ bác sĩ Saul Krugman, New York và Tiến sĩ Robert W. McCollum, Đại học Yale đang cố gắng phát triển phương pháp điều trị viêm gan. Bệnh nhân viêm gan tại trại Willowbrook được trở thành đối tượng thử nghiệm của hai nhà nghiên cứu này, mặc dù không có sự đồng ý của bệnh nhân hoặc gia đình họ.

    Dù Saul và Robert đã tìm ra cách điều trị viêm gan thành công sau đó, song nhiều người trong ngành đã kịch liệt lên án việc làm này của hai nhà khoa học khi cố tình bỏ qua quyền được chăm sóc sức khỏe hợp pháp của các bệnh nhân trại Willowbrook.

    [​IMG]

    Trại không đủ cơ sở vật chất, bệnh nhân phải nằm ghép giường. Ảnh: NY Daily News

    Chính trị gia Robert F. Kennedy đã so sánh trại thương điên Willowbrook với một "snake pit"(một hố đầy rắn) sau lần ghé thăm và chứng kiến cảnh tượng tồi tệ. Trong truyền thuyết, cổ tích Châu Âu, snake pit là nơi tra tấn, đày đọa, giết chết nhiều người. Ông kêu gọi chiến dịch hành động 5 năm cải thiện cơ sở vật chất và phương pháp điều trị cho bệnh nhân, song phía trại thường điên không có sự thay đổi. Vụ ám sát Kennedy năm 1968 khiến nước Mỹ mất đi một nhà chính trị luôn ủng hộ, lên tiếng đấu tranh, bảo vệ các bệnh nhân tâm thần.

    Năm 1972, Geraldo Rivera, phóng viên đài ABC đã lẻn được vào trại Willowbrook nhờ sự giúp đỡ của một nhân viên bất mãn với những gì diễn ra hàng ngày tại nơi anh làm việc. Ông cùng cộng sự của mình, nhà báo Jane Kurtin, đã quay phim và chụp lại hình ảnh những bệnh nhân trong trại. Bernard Carabello, một bệnh nhân sống 18 năm ở trại Willowbrook, đại diện trả lời phỏng vấn.

    Bị ảnh hưởng bởi bại não, Bernard không thể nói hoặc di chuyển linh hoạt, nhưng vẫn rất nhạy bén về trí tuệ. Trước ống kính máy quay đài ABC, anh nói một cách khó khăn: "Nhân viên trong trại dùng gậy, thắt lưng đánh tôi. Họ dí, đập đầu tôi vào tường mà không ghê tay. Ngoài ra còn có rất nhiều vụ lạm dụng tình dục". Những hình ảnh và video về nhận xét của Bernard khi được phát sóng khi đó đã khiến cả nước Mỹ bất ngờ.

    Không lâu sau khi chương trình phát sóng, người thân bệnh nhân đã đâm đơn kiện trại thương điên Willowbrook vì vi phạm các quyền công dân của bệnh nhân. Vụ kiện thành công, trại thương điên bị đóng cửa năm 1987.

    Lê Hằng (Theo Vintage News)


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Địa ngục trong trại thương điên tai tiếng nhất Mỹ

Share This Page