Nghỉ ngơi sau khi ăn no có liên quan đến sự hình thành trí nhớ dài hạn

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Oct 19, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 130)

    Theo Medical Express, các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trạng thái nghỉ ngơi sau bữa ăn thịnh soạn (food comas) và sự hình thành ký ức dài hạn có liên quan với nhau.

    Các nhà khoa học coi cơ chế này là một đặc điểm tiến hóa đặc trưng của hầu hết các loài sinh vật. Thomas Carew, giáo sư tại Trung tâm khoa thần kinh của Đại học New York và là tác giả chính của công trình nghiên cứu giải thích rằng, cảm giác no nê sau bữa ăn thịnh soạn đến với bất kỳ ai trong những dịp lễ tết. Trên thực tế, việc hầu hết các loài động vật có xu hướng hoạt động chậm lại và nghỉ ngơi sau khi nạp một lượng lớn calo, cho thấy phản ứng này có một chức năng sinh học.

    [​IMG]
    Cảm giác nghỉ ngơi sau bữa ăn no nê là một phần quan trọng của sự hình thành trí nhớ - (Ảnh: Public Domain).

    Các nhà khoa học đã nghiên cứu hiện tượng này bằng cách sử dụng ví dụ về loài sên biển Aplysia californiaica. Aplysia là một sinh vật mẫu thích hợp cho loại nghiên cứu này vì các tế bào thần kinh của nó lớn gấp 10 đến 50 lần so với các sinh vật bậc cao, chẳng hạn như động vật có xương sống và nó có một mạng tế bào thần kinh tương đối nhỏ, dễ dàng cho phép kiểm tra mối liên kết giữa thần kinh và hoạt động khác.

    Ở người, ăn uống dẫn đến việc giải phóng insulin, không ảnh hưởng đến não. Tuy nhiên, có một yếu tố tăng trưởng II giống như insulin (insulin-like growth factor II) rất quan trọng đối với hoạt động của não, đặc biệt là sự hình thành các ký ức dài hạn.

    Ở người, lượng thức ăn thúc đẩy giải phóng hormone insulin, khiến các tế bào trong cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ máu và biến chúng thành chất béo để lưu trữ lâu dài.

    Trong khi insulin được cho là ít ảnh hưởng đến não thì một loại hormone có liên quan, yếu tố tăng trưởng II giống như insulin (insulin-like growth factor II) đã được chứng minh là rất quan trọng đối với chức năng não, bao gồm cả sự hình thành trí nhớ dài hạn.

    Hoá ra, các phân tử giống như insulin (insulin-like molecules), trong cơ thể con người đảm nhận ít nhất hai chức năng riêng biệt - trao đổi chất, tiêu biểu là insulin, kiểm soát cân bằng dinh dưỡng và năng lượng, còn chức năng thứ hai, chức năng thần kinh, tập trung vào yếu tố tăng trưởng II giống như insulin (insulin-like growth factor II), kiểm soát sự hình thành trí nhớ.

    Khác với con người, ở loài sên, chỉ một hệ thống duy nhất thực hiện cả chức năng trao đổi chất lẫn chức năng thần kinh. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng phân tử giống như insulin (insulin-like molecule) được sản sinh trong hệ thần kinh vừa tăng cường sự kết nối giữa các tế bào thần kinh, tạo nền cho trí nhớ dài hạn, vừa thúc đẩy sự hấp thụ các chất dinh dưỡng trong các mô của sên.

    Các nhà nghiên cứu kết luận rằng dù cảm giác nghỉ ngơi sau bữa ăn no nê là vết tích quá khứ tiến hóa của con người, nhưng đây vẫn là một phần quan trọng của sự hình thành trí nhớ và ở một số loài động vật, bao gồm cả con người, giấc ngủ được là cần thiết để lưu trữ đúng cách các ký ức dài hạn có được trong lúc thức giấc.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Nghỉ ngơi sau khi ăn no có liên quan đến sự hình thành trí nhớ dài hạn

Share This Page