Phát hiện mũi tên sắt 1.000 năm tuổi trên núi

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Oct 15, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 462)

    Mũi tên có phần đầu sắt dài khoảng 13cm và nhiều khả năng bị bỏ lại trong một chuyến săn tuần lộc.

    [​IMG]
    Đầu mũi tên cổ dài khoảng 13cm. (Ảnh: Fox News).

    Ernst Hagen tình cờ phát hiện đầu mũi tên sắt khi leo một ngọn núi cao khoảng 1.400m so với mực nước biển ở Hardanger, Hordaland, hồi tháng 9. "Tôi nhận ra ngay đó là vật đặc biệt, một thứ được sử dụng trước khi có súng trường", Hagen nói. Anh mang đầu mũi tên đến Hội đồng Hạt Hordaland để các chuyên gia kiểm tra.

    Chưa có vật nào tương tự được tìm thấy tại Hordaland, theo nhà khảo cổ Tore Slinning. "Đây là một phát hiện đặc biệt, giống như tìm thấy kim dưới đáy biển. Những vật như thế có thể lộ ra khi biến đổi khí hậu làm tan băng hoặc thay đổi hình dạng đất. Nếu Hagen không phát hiện, đầu mũi tên có thể sẽ bị tuyết bao phủ vào mùa đông", ông nhận định.

    Slinning cho rằng đầu mũi tên này từng gắn với cán gỗ và bị bỏ lại trong một chuyến săn tuần lộc khoảng 1.000 năm trước, vào cuối thời Viking hay Sơ kỳ Trung cổ. "Chúng tôi không biết cán gỗ dài phân hủy khi nào. Nếu nằm trong đất, có thể nó đã mục rữa từ rất lâu. Còn nếu được băng tuyết bao bọc, có khả năng nó mới phân hủy gần đây, khi tuyết tan", Slinning nói.

    Dân làng sống gần nơi phát hiện mũi tên từng khai thác quặng sắt. Tuy nhiên, những phát hiện như vậy cực kỳ hiếm vì chúng dễ bị nghiền nát dưới sự chuyển động của các sông băng. Đầu mũi tên sẽ được bảo quản tại bảo tàng ở Bergen.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Phát hiện mũi tên sắt 1.000 năm tuổi trên núi

Share This Page