Những nhà khoa học nữ giành Nobel Y sinh

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Oct 12, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 99)

    Advertisement

    083.888.0123 (HN) - 082.233.3555 (TP HCM)

    Thứ bảy, 12/10/2019, 11:09 (GMT+7)

    Gerty Theresa Cori là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đoạt giải Nobel Y sinh nhờ khám phá quá trình biến đổi glycogen dưới tác dụng chất xúc tác.

    [​IMG]

    Gerty Theresa Cori (1896-1957) cùng chồng, Carl Cori bắt đầu nghiên cứu về quá trình chuyển hóa carbohydrate từ khi còn là sinh viên y khoa tại Đại học Prague. Khi Gerty còn nhỏ, bố của bà mắc bệnh tiểu đường, ông mong con gái sẽ tìm ra cách chữa căn bệnh này. Gerty không làm bố thất vọng. Năm 1947, sau 30 năm dày công nghiên cứu, bà cùng chồng chia nhau giải thưởng Nobel Y sinh danh giá cho công trình khám phá về quá trình biến đổi glycogen dưới tác dụng của chất xúc tác. Hình ảnh bà cũng vinh dự xuất hiện trên tem thư của Mỹ.

    [​IMG]

    Barbara McClintock (1902-1992) là một trong những nhà khoa học xuất sắc nhất thế giới trong lĩnh vực di truyền học tế bào, người đi tiên phong cho kỹ thuật phân tích nhiễm sắc thể ngô, từ đó chứng minh sự thay đổi nhiễm sắc thể ở ngô trong quá trình sinh sản. Bà cũng là người đầu tiên tạo ra bản đồ di truyền của ngô, liên kết các nhiễm sắc thể với đặc điểm vật lý; người đầu tiên chứng minh vai trò quan trọng của telomere và centromere trong bảo vệ thông tin di truyền.

    Năm 1983, giải Nobel Y sinh được trao cho Barbara McClintock với công trình nghiên cứu về yếu tố di truyền và quy luật di truyền. Trong 12 người phụ nữ chiến thắng giải Nobel Y sinh, bà Barbara là người duy nhất được trao giải độc lập cho công trình nghiên cứu của mình.

    [​IMG]

    Rita Levi-Montalcini (1909-2012) được mệnh danh là "Quý bà của những tế bào". Trong thời kỳ chủ nghĩa phát xít nắm quyền tại Italy và Đức, chính quyền thực hiện chính sách bài Do Thái, bà bất chấp những rủi ro tính mạng bí mật thực hiện nghiên cứu dưới hầm tại Bỉ và Italy, cuối thập niên 30 và đầu thập niên 40. Phát hiện về nhân tố di truyền thần kinh giúp bà và nhà sinh học người Mỹ Stanley Cohen giành giải Nobel Y sinh năm 1986, mở ra những hiểu biết mới cho giới khoa học về nhiều khía cạnh tế bào, đặc biệt sự phát triển của tế bào ung thư.

    Bà nhận giải Nobel Y sinh năm 77 tuổi, là người đầu tiên đạt giải sống tới 100 tuổi. Tháng 12/2012, bà qua đời ở tuổi 103.

    [​IMG]

    Françoise Barré-Sinoussi (1947) lấy bằng tiến sĩ tại Viện Pasteur, Paris và bắt đầu nghiên cứu về retrovirus năm 1975. Tám năm sau, Françoir phát hiện ra virus HIV. Đến năm 1988, bà có phòng thí nghiệm nghiên cứu của riêng mình trong trường đại học, dành toàn bộ thời gian học và nghiên cứu về virus. Ngoài việc phát hiện ra virus HIV, nghiên cứu của Barré-Sinouss còn cho thấy con đường lây truyền viurs HIV và mối liên hệ với AIDS. Bà được trao giải Nobel Y học năm 2008 cùng Luc Montagnier và Harald zur Hausen nhờ tìm ra virus gây ''căn bệnh thế kỷ".

    Francoir đã xuất bản hơn 200 ấn phẩm khoa học về cơ chế cụ thể trong hệ thống miễn dịch của con người và virus HIV.

    [​IMG]

    Tu Youyou (sinh 1930) là nhà nghiên cứu y học và y hóa nổi tiếng tại Trung Quốc. Kế thừa những giá trị sẵn có của thanh hao hoa vàng, loài thực vật được coi là báu vật của y học cổ truyền Trung Quốc từ hơn 1.700 năm trước, bà chuyên tâm nghiên cứu sâu hơn, chiết xuất thành công thanh hao tố phục vụ trong điều trị sốt rét. Nhờ công trình này, bà cùng chia giải Nobel Y học 2015 với hai nhà khoa học Satoshi Omura và William Campbel.

    Thành quả nghiên cứu của bà mang tính đột phá, giúp nâng cao chất lượng sức khỏe cho hàng triệu người ở các quốc gia đang phát triển tại Nam Á, châu Phi và Nam Mỹ.


    Lê Hằng (Theo Mental Floss)

    Advertisement
    Advertisement
    Advertisement

    Xem kết quả


    Xem kết quả

    Advertisement
    Advertisement

    MỹMichelle Kish sống ở Illinois mắc hội chứng hallermann-streiff nên thân hình nhỏ bé, gương mặt biến dạng và phải thở máy.


    Hà NộiCuộc hôn nhân thứ hai sắp đổ vỡ, chị Hằng 44 tuổi đến Viện Sức khỏe Tâm thần khám, bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn chức năng tình dục.


    Người bệnh có biểu hiện chán ăn, sốt, đau hạ sườn phải, buồn nôn, vàng da, đau bụng, nước tiểu sẫm màu, bụng trương phình.


    Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường thực phẩm chứa canxi (thịt, cá, trứng, sữa…) vào khẩu phần ăn giúp trẻ em Nhật, Hàn tăng chiều cao.

    Advertisement

    Chia sẻ bài viết qua email


    Những nhà khoa học nữ giành Nobel Y sinh

    >

    Advertisement
    Tải ứng dụng

    [​IMG]
    • Đường dây nóng
    • Liên hệ tòa soạn
    • 083.888.0123 (HN) - 082.233.3555 (TP HCM)
    ×

    Phiên bản:


    © Copyright 1997 - VnExpress.net, All rights reserved.

    ® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.

    Hotline:

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Những nhà khoa học nữ giành Nobel Y sinh

Share This Page