Các nhà khảo cổ học đào được bộ xương hóa thạch 96 triệu năm tuổi của một loài thằn lằn bay trong một trai trại chăn cừu ở Úc. Theo Independent, các nhà cổ sinh vật học tin rằng bộ xương thuộc về một loài thằn lằn có cánh, một trong những sinh vật có xương sống đầu tiên biết bay. Thằn lằn bay cổ xưa ở Úc có bộ hàm sắc như dao cạo. Dựa trên kết quả phân tích bộ xương hóa thạch, các nhà khảo cổ phát hiện sinh vật này từng có sải cách dài 4 mét, phần đầu dài 60cm, bộ hàm thon dài với những chiếc răng sắc như dao cạo. “Dựa trên so sánh với những loài thằn lằn bay khác, chúng tôi có thể kết luận rằng sinh vật này là một kẻ ăn thịt có cánh”, Adele Pentland, nhà cổ sinh học tại Đại học Swinburne ở Úc, nói. Các nhà khoa học sau đó tái hiện lại hình dạng của sinh vật này qua các ảnh chụp cắt lớp. Các nhà nghiên cứu đặt tên thằn lằn có cánh này là Ferrodraco theo tiếng Latin, có nghĩa là “rồng sắt”. Bob Elliot, một nông dân chăn cừu, đào được một phần bộ xương hóa thạch ở Winton, bang Queensland. Elliot liền thông báo với bảo tàng địa phương, tình nguyện khai quật khu trang trại để tìm kiếm thêm hóa thạch. Hóa thạch hiện được trưng bày tại bảo tàng khủng long ở Úc. Pentland đã giúp tổng hợp lại các phát hiện ở khu trang trại và đăng tải thông tin lên một tạp chí khoa học. Pentland nói loài bò sát có cánh này từng sống ở Winton cách đây 96 triệu năm. “96 triệu năm trước, khu vực này toàn là rừng lá kim với vùng đồng bằng ngập lụt và có các mạng lưới sông ngòi”. “Khu rừng cũng là nơi sinh sống của khủng long cổ dài, khủng long ăn thịt và nhiều loài khủng long khác”, Pentland nói. Đáng chú ý, khủng long bạo chúa Tyrannosaurus cũng từng sống ở đây. Hiện có khoảng 15 hóa thạch khủng long cổ dài được tìm thấy ở Úc. Trong phát hiện mới nhất, các nhà khoa học tìm thấy 30 chiếc xương hóa thạch của loài “rồng sắt”. David Elliott, đồng sáng lập bảo tàng, nói phát hiện trên là một trong những sự bổ sung đáng giá nhất. “Khu vực Winton chứa đựng vô số các hóa thạch khủng long, và sự xuất hiện của thằn lằn bay khổng lồ là hết sức đáng chú ý đối với khoa học, giáo dục và du lịch”, Elliott nói. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV