Vào những năm liên bang Xô Viết đang thịnh vượng đã tiến hành khai thác mỏ kim cương “Mir” tạo nên một hố đào khổng lồ rộng hàng trăm hecta. Mỏ kim cương này hiện vẫn thu hút sự tò mò của những khách du lịch ưa khám phá. Mỏ “Mir” hay “Mirny” có một hố lớn do quá trình khai thác kim cương tạo nên. Mỏ nằm ở vùng Mirny, miền Đông Siberia, nước Nga. Năm 2004 mỏ chính thức đóng cửa và không còn được khai thác nữa, hiện có một hố lớn với chiều sâu 525 mét và đường kính dài 1200 mét. Đây được xem là hố lớn thứ hai trên thế giới sau hố mỏ Bingham Canyon. Quá trình khai thác kim cương được tiến hành bắt đầu vào năm 1957 trong điều kiện khó khăn và thời tiết cực kỳ khắc nghiệt. Mùa đông ở Siberia kéo dài đến 7 tháng trời và mặt đất thường có nhiều băng tuyết, điều này khiến cho quá trình khai thác gặp nhiều khó khăn. Vào những tháng mùa hè, những nơi bị băng tuyết bao phủ giờ tan chảy thành nước khiến cho mặt đất biến thành bùn lầy. Nhiệt độ vào mùa đông ở Siberia hạ xuống thấp đến mức lốp xe hơi hay vô-lăng đều bị vô hiệu quá, dầu mỡ bị đóng băng cứng. Trong suốt những ngày đông, đội ngũ công nhân đã sử dụng những động cơ phản lực để xuyên qua những lớp băng tuyết dày và cứng hoặc sử dụng thuốc nổ để khai thông nhằm tiếp cận với lớp đá Macma phía dưới. Vào ban đêm, các thiết bị máy móc khai thác mỏ được che đậy kín nhằm tránh tình trạng chết máy, máy đóng băng… Trong những năm đỉnh cao về sản lượng khai thác thì ước tính mỏ Mir đã cung cấp trên 10 triệu carat kim cương mỗi năm, trong đó có 20% là các loại đá quý. Sau khi liên bang Xô Viết khủng hoảng và sụp đổ vào những năm 1990, mỏ Mir sau đó đã được vận hành bởi một số công ty địa phương, tuy nhiên cho đến năm 2004 thì mỏ chính thức bị đóng cửa vĩnh viễn cho đến nay. Hiện, mỏ kim cương này chỉ thu hút những người mê du kịch, ưa khám phá. Nguồn KhoaHoc.com.vn