Tắm thuốc - dược dục liệu pháp

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Oct 5, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 74)

    [​IMG]

    Tắm thuốc còn gọi là dược dục liệu pháp, tức dùng thuốc Đông y nấu nước xông tắm bộ phận bệnh hoặc ngâm toàn thân.


    Bác sĩ Lê Thân, Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Nam, cho biết phương pháp này dựa vào hiệu quả điều trị của thuốc và tác dụng sức nóng, tác dụng cơ giới của nước để đạt mục đích điều trị bệnh, dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe. Thuốc vào cơ thể dưới dạng hơi bằng đường hô hấp, đường da, trực tiếp vào vị trí tổn thương..., dùng chữa bệnh nội khoa và ngoại khoa, bệnh cấp tính và mạn tính.

    Theo bác sĩ Thân, tắm thuốc tuy điều trị bên ngoài nhưng thật ra là điều trị bên trong. Tắm thuốc kết hợp xoa bóp sẽ tăng hiệu quả phòng chữa bệnh. Liệu pháp này đơn giản, dễ dùng, thích hợp tự điều trị ở gia đình, đặc biệt là đối với cơ thể già, non nớt bị suy yếu, khi khó bồi bổ hoặc khó uống thuốc, có thể bổ khuyết cho bất cập của điều trị bên trong.

    Những dược liệu có mùi thơm, có tinh dầu dùng để tắm xông hiệu quả là: bạc hà, bạc thau, bưởi bung, cà độc dược, cải trời, lá chanh, cúc hoa, cúc tần, đại toán, đơn tướng quân, địa liền, gừng, húng chanh, hương nhu, hoắc hương, hy thiêm, ích mẫu, ké đầu ngựa, kinh giới, khổ sâm, lá lốt, long não, mần tưới, mỏ quạ, ngải diệp, nghể răm, nghệ vàng, quế chi, xà sàng, sả, sắn thuyền, sơn đậu căn, thạch xương bồ, thiên lý, tía tô, trầu không, trinh nữ, trúc diệp, tỳ bà diệp, vọng cách, vông nem, xạ can, hoa bưởi, thiên niên kiện, bạch đàn hương, kim ngân hoa, trúc diệp, sài đất, lô căn, cây cứt lợn, lậu lô, núc nác...

    Người bệnh cần nghỉ ngơi cho cơ thể tạm ổn định trước và sau khi tắm hoặc xông hơi thuốc, khoảng 5-10 phút. Trước khi vào xông thuốc hoặc tắm thuốc cần thay quần áo.

    Phòng tắm ngâm thuốc cần bảo đảm kín, có các hệ thống thông tin khi cần thiết, bồn tắm hoặc chậu tắm chuyên biệt. Chậu tắm thường đóng bằng gỗ thông dầu, bảo đảm khít nước không ra được và có các đai để giữ. Chậu tắm nên có nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với từng người bệnh sao cho khi ngồi có ghế nhỏ ở tư thế thoải mái, nước thuốc vừa đến cằm.

    Nhiệt độ của nước khoảng 25-35 độ C, bảo đảm đủ ấm tùy mùa. Ngâm 15-45 phút tùy theo từng bệnh và chỉ định của thầy thuốc. Đến khi người bệnh cảm giác thấy sảng khoái trong người hoặc da thấy cắn rứt, máy giật thì dừng ngâm tắm thuốc. Thời gian tắm ngâm thuốc tối đa không quá 60 phút.

    Sau khi xong, lau người bằng khăn ẩm, ấm hoặc tắm bằng nước ấm tùy chỉ định cụ thể cho từng bệnh, sau đó lau khô người bằng khăn khô, thay quần áo sạch. Ăn một tô cháo hành hoặc uống nước ấm, nước thuốc.

    Bác sĩ Thân lưu ý khi tắm, xông, phải căn cứ vào bệnh tình, chọn lựa thuốc một cách hợp lý, không dùng một cách tùy tiện. Những người bị tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, suy mạch vành, u mạch máu, suy tim, tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cơ địa dễ xuất huyết, thì không nên tắm ngâm toàn thân trong dịch thuốc có nhiệt độ trên 39 độ C.

    Phụ nữ đang hành kinh, người bị dị ứng với dịch thuốc, người có chứng sợ nước, da bị rách chảy máu, người bệnh nguy hiểm, người có nhiễm trùng da diện tích lớn đã có mủ và lở loét thì không nên tắm thuốc.

    Trước khi ngủ không nên tắm thuốc. Tránh tắm ngâm quá lâu, mùa đông cần đề phòng cảm lạnh. Không nên tắm khi bụng đói hoặc ngay sau khi ăn no. Tắm sau khi ăn chừng 1-2 giờ là thích hợp. Trong quá trình tắm thuốc nếu xuất hiện các triệu chứng như kinh sợ, chóng mặt... phải lập tức ngưng tắm.

    Lê Phương


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Tắm thuốc - dược dục liệu pháp

Share This Page