Phát hiện chiếc mai 10.000 năm của quái vật tiền sử

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Oct 4, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 123)

    Các ngư dân Argentina tìm thấy chiếc mai khổng lồ của Glyptodon, tổ tiên tiền sử của con tatu ngày nay, khi câu cá ở bờ lạch nước Alegre hôm 30/9.

    [​IMG]

    Chiếc mai của loài Glyptodon từng sống ở Nam Mỹ trước kỷ Băng Hà nằm ẩn dưới bờ cát của con lạch Barrio La Flecha ở thành phố Ezeiza thuộc vùng đô thị Greater Buenos Aires. Ngư dân Imanol Ojeda dùng dao gạt lớp đất bao phủ vật thể cứng và phát hiện đó là một chiếc mai.

    Nhà nghiên cứu Oscar Vique ở Khu bảo tồn cổ sinh vật học Marcos Paz cho biết chiếc mai nguyên vẹn tới 98% vô cùng hiếm gặp. Ông nhận xét mẫu vật bảo quản rất tốt. Đây là lần thứ hai hóa thạch của Glyptodon được tìm thấy trong khu vực sau khi nông dân Jose Antonio Nievas tìm thấy chiếc mai tương tự dưới bùn năm 2015.

    Theo giáo sư Adrian Lister ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại London, việc tìm thấy hóa thạch chôn vùi ở bờ sông và suối khá phổ biến bởi dòng nước chảy dần xói mòn lớp đất, để lộ mai và xương sinh vật cổ đại.

    Glyptodon xuất hiện ở Nam Mỹ cách đây 35 triệu năm, theo nghiên cứu công bố năm 2016 trên tạp chí Current Biology. Sở hữu lớp mai tròn lớn tạo từ những mảnh giáp do xương biến đổi thành, Glyptodon là tổ tiên của tatu hiện đại. Chiếc đuôi cũng bọc giáp của chúng đóng vai trò như một vũ khí nguy hiểm. Một số loài Glyptodon thậm chí còn có mấu tròn phủ đầy gai nhọn ở cuối đuôi. Glyptodon ăn gần như mọi thứ chúng có thể tìm thấy, bao gồm cây cỏ, xác thối và côn trùng. Chúng tuyệt chủng vào kỷ Băng Hà cách đây 10.000 năm.

    An Khang (Theo Newsweek)​


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Phát hiện chiếc mai 10.000 năm của quái vật tiền sử

Share This Page