Người hùng cứu hàng nghìn sinh mạng

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Sep 30, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 100)

    Trung QuốcSau khi lên tiếng vụ bê bối hiến máu nhiễm HIV ở Trung Quốc, bác sĩ Vương Thục Bình bị mất việc, bị tấn công, hôn nhân tan vỡ.


    Trong một bài phỏng vấn đăng trên website nhà hát Hampstead (London, Anh) gần đây, bác sĩ Vương Thục Bình cho biết: "Tôi mất đi sự nghiệp, hôn nhân và hạnh phúc, nhưng đã cứu được hàng nghìn sinh mạng".

    [​IMG]

    Bác sĩ Vương Thục Bình. Ảnh: BBC

    Năm 1991, bà Vương công tác tại điểm thu nhận máu tỉnh Hà Nam. Khi đó, người dân địa phương thường bán máu cho các ngân hàng máu của nhà nước. Tuy nhiên, bà sớm nhận ra mối nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng. Quy trình xử lý máu đúng cách thường bị xem nhẹ, dẫn đến lây nhiễm chéo virus viêm gan C giữa người cho và nhận. Khi trao đổi với cấp trên, bà chỉ nhận được câu trả lời "quy trình chuẩn sẽ khiến chi phí tăng cao".

    Bác sĩ Vương đã báo cáo sự việc lên Bộ Y tế. Bộ yêu cầu người hiến máu cần được kiểm tra virus viêm gan C để giảm nguy cơ tạo thành dịch. Tuy nhiên, cấp trên cho rằng hành động của bà đã cản trở việc kinh doanh nên bà Vương bị thuyên chuyển công tác.

    Năm 1995, một lần nữa bác sĩ Vương đã "vén màn một bê bối" khác với mức độ nghiêm trọng hơn nhiều so với trước. Bà phát hiện có một người bị nhiễm HIV nhưng vẫn bán máu tại bốn khu vực khác nhau. Ngay lập tức, bác sĩ Vương báo cáo lên cấp trên, yêu cầu rà soát HIV ở tất cả điểm thu nhận máu tại tỉnh Hà Nam và vẫn bị từ chối với lý do chi phí như trước. Lần này, bà quyết định tự mua dụng cụ xét nghiệm, thu thập ngẫu nhiên 400 mẫu máu từ người hiến và tìm ra tỷ lệ nhiễm HIV ở mức 13% số mẫu máu hiến.

    Bà chuyển kết quả này đến những cán bộ y tế ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, một lãnh đạo trong ngành đã nghỉ hưu, thuộc sở y tế địa phương, đến trung tâm xét nghiệm đập phá tất cả thiết bị và thậm chí tấn công bà bằng gậy. Năm 1996, tất cả các trung tâm tiếp nhận máu ở Trung Quốc ngừng hoạt động tạm thời để kiểm tra. Sau khi chúng hoạt động trở lại, kiểm thử HIV được bổ sung vào danh mục xét nghiệm. Cuối năm đó, bác sĩ Vương bị các quan chức bộ y tế gây sức ép nghỉ việc. Chồng bà, đang công tác tại Bộ Y tế, cũng bị đồng nghiệp tẩy chay. Cuộc hôn nhân của họ cũng tan vỡ.

    [​IMG]

    Bác sĩ Vương trong một phòng xét nghiệm máu. Ảnh: BBC

    Năm 2001, bác sĩ Vương sang Mỹ làm việc với tên mới "Sunshine" (Ánh Dương). Khi ấy, chính phủ Trung Quốc thừa nhận phải đối mặt với khủng hoảng bệnh AIDS nghiêm trọng ở miền trung nước này. Có đến hơn 500.000 người nhiễm bệnh do lây nhiễm chéo khi bán máu. Tỉnh Hà Nam, nơi bà Vương từng làm việc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Bảy năm sau, bác sĩ Vương tái hôn với người chồng hiện tại Gary Christensen, làm nghiên cứu sinh ngành y tại Đại học Utah, thành phố Salt Lake, Mỹ. Một vở kịch lấy cảm hứng từ cuộc đời bà với tên gọi "Cung điện của Vua Địa ngục" ra đời. Vở kịch được công chiếu tại nhà hát Hampstead (London, Anh) vào đầu tháng 9.

    Bác sĩ Vương vừa qua đời ngày 21/9 do đau tim, khi đang leo núi cùng chồng và bạn bè. Người bạn thân của bà, David Cowhig, chia sẻ: "Bà ấy là một con người kiên cường, luôn lạc quan và tràn đầy tình cảm. Cái tên Ánh Dương nói lên điều ấy".

    Phúc Lương (Theo BBC)


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Người hùng cứu hàng nghìn sinh mạng

Share This Page