Sau 50 năm khuất tầm nhìn dưới vùng nước của một hồ nhân tạo ở phía tây Tây Ban Nha, khu mộ đá 7.000 năm tuổi được gọi là Dolmen of Guadalperal cuối cùng đã trở lại trên vùng đất khô. Như hình ảnh mới được chụp từ vệ tinh Landsat 8 của NASA cho thấy, sự xuất hiện trở lại của di tích cổ là do mực nước rất thấp trong hồ chứa Valdecañas của Tây Ban Nha sau một mùa hè nắng nóng và hạn hán trên khắp châu Âu. Khu mộ đá nghìn năm tuổi ở Tây Ban Nha. Đôi khi được gắn nhãn là "Stonehenge của Tây Ban Nha", Dolmen of Guadalperal là một vòng tròn lớn gồm 150 hòn đá đứng, cao hơn 1,8 mét, được bố trí xung quanh một hình bầu dục trung tâm. Các nhà khảo cổ suy đoán rằng cấu trúc này được xây dựng vào thiên niên kỷ thứ 4 hoặc thứ 5 trước Công Nguyên. Một hòn đá đặc biệt lớn dường như đánh dấu lối vào. Ngưỡng đá này được khắc một hình người ở một bên và biểu tượng nguệch ngoạc ở phía bên kia có thể đại diện cho một con rắn hoặc sông Tagus gần đó. Nếu một tuyến đường thủy thực sự được mô tả, điều đó có thể khiến hòn đá trở thành một trong những bản đồ lâu đời nhất ở châu Âu. Kể từ khi tạo ra hồ chứa, các đỉnh của một số khối đá khổng lồ đôi khi đã xuyên qua bề mặt nước, nhưng chưa bao giờ toàn bộ khu vực này được nổi lên cùng một lúc. Các nhóm nghiên cứu địa phương đã kiến nghị di chuyển toàn bộ di tích đến địa hình cao hơn, để những viên đá có thể được nghiên cứu ngoài trời và được dân chúng viếng thăm. Tuy nhiên, một số nhà khảo cổ lo ngại rằng việc di chuyển di tích có thể đẩy nhanh sự suy tàn của nó, đặc biệt là nếu công việc được thực hiện vội vàng như vậy. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV