Loại virus lây nhiễm qua đường tình dục có thể gây ung thư miệng, hậu môn và cổ tử cung

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Sep 23, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 106)

    Ngay tại Mỹ, 70% người trưởng thành không hề biết tác hại khủng khiếp này của virus HPV.

    Đây là kết quả nghiên cứu tại Trường Sức khỏe Cộng đồng Houston - Trung tâm Khoa học Sức khỏe Đại học Texas. Các chuyên gia đã nghiên cứu 3.564 nam giới, 4.697 nữ giới và phát hiện thấy, số lượng nam biết về nguy cơ gây ung thư của HPV ít hơn so với nữ. 2/3 nam giới và 1/3 nữ giới độ tuổi 18-26 tham gia nghiên cứu không hề hay biết HPV có thể gây ung thư cổ tử cung.

    Trong khi đó, hơn 80% nam và 75% nữ trong cùng nhóm tuổi trên; 70% người trưởng thành Mỹ thuộc bất cứ độ tuổi nào - không hề biết HPV có thể gây ung thư miệng, dương vật, hậu môn.

    [​IMG]
    HPV là căn bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục cực kỳ phổ biến.

    Sự lây lan toàn cầu


    HPV là căn bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục cực kỳ phổ biến. Nó ảnh hưởng tới ít nhất 1/2 số người trong độ tuổi hoạt động tình dục.

    HPV xếp đầu danh sách những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI) có quy mô toàn cầu, 4/5 người mắc HPV ít nhất một lần trong đời.

    Phần lớn trường hợp, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ chiến đấu với virus và bạn sẽ không cần phải thực hiện thêm xét nghiệm nào. Trên thực tế, một số người thậm chí không biết rằng mình đang mang virus HPV trong người.

    Bệnh nhiễm trùng HPV tấn công da và màng nhày (bất cứ loại màng ẩm nào như vòm miệng và họng, cổ tử cung, hậu môn).

    Sự phát triển bệnh ung thư


    Các dạng HPV khác nhau tác động tới các phần khác nhau của cơ thể, gây ra những tổn thương như HPV tuýp 1 và 2 gây mụn cóc ở bàn chân.

    Trong số 100 dạng HPV đã được xác định, tầm 40 loại ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của nam và nữ với 20 loại có khả năng gây ung thư.

    Tiêm vắc xin HPV có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư do virus này gây ra. Cũng theo nghiên cứu trên, trong số những người có thể tiêm vắc xin HPV hoặc có người thân đủ điều kiện tiêm, chỉ có 19% nam và 31,5% nữ nhận được khuyến nghị về vắc xin HPV tại cơ sở chăm sóc sức khỏe.

    [​IMG]
    Tiêm vắc xin HPV có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư do virus này gây ra.

    Tiêm vắc xin ngừa HPV để phòng ngừa ung thư


    Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ trai và gái độ tuổi 9-14 nên được chích ngừa 2 lần. Sẽ là 3 lần nếu mũi tiêm vắc-xin đầu tiên được thực hiện vào hoặc sau sinh nhật 15 của trẻ.

    Mới đây, CDC cũng khuyến nghị người trưởng thành trong độ tuổi 27-45 có thể quyết định tiêm vắc xin HPV dựa trên việc thảo luận với bác sĩ của họ.

    Một báo cáo năm 2018 của CDC gợi ý rằng, chỉ có 51% những người trong độ tuổi khuyến nghị tiêm vắc xin HPV thực hiện lịch tiêm chủng.

    Tiến sĩ Ashish Deshmukh, trợ lý giáo sư tại Trường Sức khỏe Cộng đồng UTHealth, trưởng nhóm nghiên cứu, bày tỏ: Việc thiếu hiểu biết góp phần khiến tỷ lệ tiêm vắc xin HPV thấp ở Mỹ. Các chiến dịch tuyên truyền lại chỉ tập trung chủ yếu vào việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhu cầu phải giáo dục cả hai giới về HPV cũng như vắc xin ngừa HPV. Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung đã giảm trong vòng 15-20 năm qua nhờ thực hiện tốt việc sàng lọc.

    Trong khi đó, tỷ lệ mắc ung thư hầu họng ở nam giới lại tăng tới hơn 200% và tỷ lệ mắc ung thư hậu môn ở nữ giới cũng tăng gần 150%.

    Tiến sĩ Kalyani Sonawane, trợ lý giáo sư tại Trường Sức khỏe Cộng đồng UTHealth, đồng tác giả nghiên cứu trên, bổ sung: "Kiến thức ít ỏi về HPV ở những nhóm người lớn tuổi hơn là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại bởi họ có nhiều khả năng đáng/sẽ là cha mẹ - vốn phải chịu trách nhiệm về quyết định có tiêm vắc-xin ngừa HPV cho con em mình hay không".

    "Cải thiện tỷ lệ tiêm vắc xin ngừa HPV có ý nghĩa quan trọng trong việc đảo ngược hiện trạng gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh ung thư trên" - Tiến sĩ Deshmukh khẳng định.

    [​IMG]
    Vắc xin Gardasil ngừa HPV-16 và HPV-18.

    Thông tin cần biết về vắc xin ngừa HPV


    Vắc xin Gardasil ngừa HPV-16 và HPV-18. Đây là 2 chủng virus HPV chịu trách nhiệm tới 70% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung. Vắc-xin này cũng có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc HPV-6 và HPV-11 – 2 chủng HPV gây mụn cóc sinh dục.

    Chỉ mới gần đây, trẻ gái độ tuổi 12-13 ở Anh mới được đề nghị tiêm vắc-xin ngừa HPV như một phần trong chương trình tiêm chủng trẻ em của NHS. Tháng 9 này, trẻ trai 12-13 tuổi cũng sẽ lần đầu tiên được đề nghị tiêm vắc xin HPV.

    Nếu bạn bỏ lỡ mũi tiêm này ở độ tuổi trên và hiện chưa đến 18 tuổi, bạn sẽ cần tiêm 3 mũi. Theo khuyến nghị của CDC, mọi phụ nữ độ tuổi từ 26 trở xuống nên tiêm vắc xin HPV. Đây cũng là khuyến nghị dành cho đối tượng nam giới dưới 21 tuổi.

    Triệu chứng nhiễm virus HPV là gì?


    Phần lớn các cá nhân bị nhiễm virus HPV không biểu lộ triệu chứng rõ ràng. Do đó, rất khó để xác định ai đó có bị nhiễm HPV hay không.

    Tuy nhiên, do virus HPV cư trú trong các màng nhầy khi xuất hiện mụn cóc sinh dục, đây chính là dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm HPV.

    Mục cóc sinh dục biểu hiện nhiều hình dạng khác nhau. Chúng có thể phồng lên, phẳng, màu hồng hoặc màu da. Có thể chỉ xuất hiện 1 hoặc nhiều mụn cóc.

    Mụn cóc sinh dục có thể mất nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng để biểu hiện ra sau khi nạn nhân có quan hệ tình dục và họ thậm chí không hề hay biết mình bị nhiễm HPV.

    Cách duy nhất để chắc chắn một người không bị HPV là kiêng quan hệ tình dục. Nhưng đây lại gần như là "nhiệm vụ bất khả thi" với nhiều người. Tuy nhiên, nguy cơ mắc HPV sẽ giảm xuống nếu bạn tránh quan hệ tình dục thiếu an toàn với nhiều bạn tình khác nhau.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Loại virus lây nhiễm qua đường tình dục có thể gây ung thư miệng, hậu môn và cổ tử cung

Share This Page