Bộ trưởng TT&TT bàn về làn sóng Internet thứ ba

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, Sep 17, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 130)

    Hà NộiBộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định trong làn sóng Internet thứ ba, các bài toán Việt Nam cần có "lời giải Việt Nam".


    Tại sự kiện ra mắt mạng xã hội Lotus ngày 16/9, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng không có sự sáng tạo nào lớn hơn sáng tạo của chính người dùng, nhất là trong làn sóng Internet mới.

    Theo ông, Internet có những chu kỳ 15 năm. Chu kỳ thứ nhất - 15 năm đầu tiên - là xây dựng hạ tầng và nền tảng cho thế giới trực tuyến với những tên tuổi như Cisco, Microsoft... Chu kỳ thứ hai - 15 năm tiếp theo - là điện thoại di động, truyền thông xã hội và kinh tế nền tảng, với sự tham gia của Facebook, Google, Apple... Hai chu kỳ này đều gắn với các công ty Internet có quy mô và hoạt động toàn cầu.

    [​IMG]

    Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông trong sự kiện ra mắt mạng xã hội Lotus.

    Chu kỳ thứ ba, có thể tính từ 2015, là khi Internet tích hợp vào mọi phần của cuộc sống. Những tên tuổi mới sẽ xuất hiện, không chỉ là các công ty Internet, không chỉ là nội dung (content) và cộng đồng (community) mà có thêm ngữ cảnh (context).

    "Một ngữ cảnh cụ thể sẽ sinh ra tri thức và giá trị cụ thể. Một ngữ cảnh Việt Nam, một bài toán Việt Nam phải có lời giải Việt Nam. Làn sóng Internet thứ ba sẽ là cơ hội cho các công ty địa phương sử dụng công nghệ toàn cầu để giải bài toán địa phương", Bộ trưởng nhấn mạnh.

    Trong làn sóng này, Bộ trưởng cho rằng mạng xã hội cũng cần cách tiếp cận mới. Cộng đồng có nhu cầu kiểm soát luật chơi, là chủ nhân của cuộc chơi chứ không phải là nạn nhân của các thuật toán giấu kín. Nền tảng có thể toàn cầu nhưng phải cho phép tạo ra những sub-platform để giải các bài toán mang tính ngữ cảnh cụ thể.

    "Đã là nền tảng thì phải đủ sạch để tạo môi trường lành mạnh, những gì vi phạm giá trị cốt lõi của nhân loại, của đạo đức xã hội phải được nền tảng tự động loại bỏ, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói. Theo ông, mạng xã hội Lotus là sự gặp nhau giữa người làm công nghệ, nhà đầu tư với khát vọng Việt Nam hùng cường và chương trình Make in Vietnam của chính phủ.

    Trước đó, tại phiên chất vấn ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/8, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông khẳng định, nếu Việt Nam không xây dựng mạng xã hội của chính mình, tất cả những gì người dùng nói, đọc, suy nghĩ, thậm chí mua bán đều được lưu trữ ở nước ngoài. Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu đến năm 2020, số lượng người dùng các mạng xã hội Việt Nam sẽ nhiều tương đương người Việt Nam dùng các mạng xã hội nước ngoài.

    Mạng xã hội Lotus, được VCCorp công bố ngày 16/9, bắt đầu hoạt động dưới dạng dùng thử (beta) trong khoảng 3-6 tháng. Theo ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc VCCorp, Lotus không cạnh tranh trực tiếp với Facebook vì Facebook là công cụ kết nối con người, còn Lotus là nơi để người dùng theo dõi những vấn đề, sở thích mà họ quan tâm. Đây được coi là mạng xã hội đầu tiên tại Việt Nam lấy nội dung làm trọng tâm thông qua việc hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung, báo chí...

    Châu An


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Bộ trưởng TT&TT bàn về làn sóng Internet thứ ba

Share This Page