Chuyện đồ ăn thừa thãi chất đầy trong tủ lạnh luôn là nỗi lo sợ của rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, nếu cứ cố tình đun đi đun lại nhiều lần những loại thực phẩm sau thì sẽ vô tình gây nguy hại lớn tới sức khoẻ dù bạn có bảo quản bằng bất cứ cách nào trước đó. Thịt gà Một món ăn quen mặt thường xuất hiện trong các bữa cơm gia đình của mỗi nhà nên việc chúng được hâm nóng lại là khá nhiều. Trong thịt gà có chứa một lượng protein cao nên dễ khiến bạn gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa khi hâm nóng lại sau 1 - 2 ngày cất trong tủ lạnh. Nhiều nhà chọn cách dùng những phần gà thừa đổ vào nồi đảo rang với gừng để có thể ăn thêm được nhiều bữa nữa. Tuy nhiên, việc làm này thực chất không hề tốt cho sức khỏe tổng thể cũng như hệ tiêu hóa của bạn. Thịt gà khi được làm nóng lại nhiều lần, các protein sẽ phân huỷ và kết hợp cùng các chất khác trong dạ dày gây ra hiện tượng đau bụng, chướng hơi, tiêu chảy, khó tiêu... Trứng Trứng không phải là một loại thực phẩm tốt để hâm nóng lại sau khi đã nấu chín. Do trong trứng có chứa một hàm lượng canxi, vitamin và nhiều yếu tố dinh dưỡng khác nên khi được xử lý qua nhiệt sẽ vô tình làm mất đi các chất dinh dưỡng này. Không những thế, việc hâm nóng lại còn làm sản sinh ra những chất độc có hại cho đường ruột nên bạn cần tuyệt đối tránh hâm nóng trứng sau khi đã nấu chín. Các loại rau lá mềm Có một số loại rau lá mềm thường được chế biến cùng những món ăn trong bữa cơm, nếu còn thừa lại thì nhiều nhà tiết kiệm lại cất vào tủ lạnh để hôm sau mang ra ăn tiếp. Các loại rau lá mềm như rau muống, rau mồng tơi, rau cần, rau bina... hay bất kỳ những loại rau lá mềm nào khác đều rất giàu sắt và nitrat. Vậy nên, khi chúng được mang ra chế biến trong lần tiếp theo thì vô tình các nitrat này lại biến đổi thành nitrit - một trong những chất gây ung thư, nên vô cùng có hại cho sức khoẻ về sau. Khoai tây Canh khoai hầm, súp rau củ, khoai tây chiên, khoai tây nghiền... là một trong những món ăn quen thuộc ở mỗi gia đình. Thế nhưng, việc mang những món khoai tây từ tủ lạnh ra để chế biến lại sẽ tạo cơ hội thúc đẩy cho sự phát triển của vi khuẩn botulism (ngộ độc). Đây vốn là một loại vi khuẩn rất hiếm gặp nhưng không thể tiêu diệt chỉ bằng nhiệt độ cao được. Vậy nên, cách tốt nhất là bạn nên dùng đủ lượng khoai tây cho mỗi món ăn và cất đi phần chưa dùng đến. Đồng thời, bạn nên bảo quản lạnh ngay sau khi chế biến thì mới tránh được vi khuẩn có cơ hội sản sinh nếu muốn sử dụng tiếp cho lần sau. Nấm Theo Hiệp hội Thông tin Thực phẩm Châu Âu thì nấm chứa nhiều protein nên sẽ dễ dàng bị phá huỷ bởi các enzyme và vi sinh vật. Khi nấm không được bảo quản đúng cách, những vi sinh vật có hại chứa trong nấm sẽ tiếp tục sinh sôi và làm hỏng nấm. Chính điều này sẽ gây đau bụng nếu bạn tiếp tục đun nấm lại để ăn trong lần tiếp theo. Bù lại, nếu nấm được cất giữ trong tủ lạnh chưa quá 24 giờ thì không có vấn đề gì hết, nhưng khi đã đun nóng lại thì bạn cần lưu ý chỉ nên để nhiệt độ cao ở mức 70 độ C. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV