Khi bị đe dọa, cua ma Đại Tây Dương có thể phát ra tiếng gầm gừ thị uy bằng răng ở bụng vốn tiến hóa để nghiền nhỏ thức ăn. Các nhà nghiên cứu sử dụng laser và tia X để xác định tiếng kêu phát ra từ đâu trong cơ thể con cua và phát hiện chính cỗ máy nghiền trong bụng. Khi muốn công kích hoặc cần giữ lãnh thổ, cua ma có thể tạo ra âm thanh bằng cách cọ xát càng. Tuy nhiên, chúng cũng có thể giơ cao càng đe dọa đồng thời cất tiếng kêu đe dọa từ bụng trong những cuộc đụng độ nhằm bảo vệ hang hoặc thức ăn. Tiếng gầm gừ đe dọa của cua ma từ gastric mill, răng nằm ở ruột trước của con cua. Để tìm hiểu chúng làm điều này bằng cách nào, nhà sinh vật học hải dương Jennifer Taylor ở Đại học California, San Diego và cộng sự nghiên cứu 30 con cua ma Đại Tây Dương (Ocypode quadrata) trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật laser siêu âm Doppler, cho phép đo rung động bằng ánh sáng laser phản chiếu. Sau khi xác định âm thanh đến từ hệ tiêu hóa của con cua, nhóm nghiên cứu chụp X quang để tìm hiểu cơ chế tạo âm thanh. Họ nhận thấy âm thanh đến từ gastric mill, răng nằm ở ruột trước của con cua. Gastric mill gồm những chiếc răng chìa ngang với nhiều mấu như răng lược có thể cọ vào răng giữa của bộ phận nghiền thức ăn, giúp tạo ra âm thanh tần số dưới 2 kHz. Theo nhóm nghiên cứu, các loài động vật hiếm khi phát triển hai cơ cấu độc lập để tạo ra âm thanh tương tự nhau nhằm mục đích tự vệ. Tuy nhiên, cấu tạo ở bụng giúp giải phóng bộ càng để con cua có thể khiêu khiến và thể hiện sự hung hãn. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV