Thử nghiệm nhân giống muỗi kháng sốt xuất huyết

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Sep 11, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 243)

    Phương pháp phòng tránh sốt xuất huyết bằng muỗi nhiễm vi khuẩn Wolbachia đang cho thấy kết quả tích cực sau khi thử nghiệm ở nhiều quốc gia.

    [​IMG]

    Muỗi vằn (Aedes Aegypti) lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: BBC.

    Nuôi và nhân giống muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia được kỳ vọng sẽ là giải pháp mới giúp đối phó với sốt xuất huyết - một trong những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất lây truyền qua đường muỗi. Dự án do Chương trình Muỗi Thế giới (WMP) tiến hành đang được thử nghiệm tại 9 quốc gia trên khắp thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

    Trong nghiên cứu, các cá thể muỗi vằn đực và cái bị cho lây nhiễm vi khuẩn Wolbachia trước khi thả vào tự nhiên. Chúng sẽ giao phối với những con muỗi bình thường khác và sinh ra muỗi con cũng bị nhiễm Wolbachia. Loại virus này không chỉ kháng sốt xuất huyết mà còn ức chế khả năng truyền bệnh Zika, chikungunya và sốt vàng của muỗi vằn.

    Thử nghiệm ban đầu ở Việt Nam đang cho thấy kết quả đầy hứa hẹn. Vào năm ngoái, nhóm nghiên cứu do Nguyễn Bình Nguyên, điều phối viên dự án cho WMP tại Nha Trang dẫn đầu đã thả nửa triệu con muỗi mang vi khuẩn Wolbachia ra môi trường tự nhiên ở Vĩnh Lương, một trong những xã có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cao nhất ở tỉnh Khánh Hòa. Kết quả cho thấy số ca mắc bệnh đã giảm tới 86%.

    "Chúng ta đã thấy số ca mắc sốt xuất huyết giảm đáng kể sau khi thả muỗi nhiễm Wolbachia", ông Nguyên nhấn mạnh. Dự án cũng được Viện Vệ sinh và Dịch tễ học Trung ương Việt Nam đánh giá cao khi Viện trưởng Đặng Đức Anh cho rằng đây là một phương pháp rất hiệu quả và không gây hại cho người dân.

    Đoàn Dương (Theo AFP)


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Thử nghiệm nhân giống muỗi kháng sốt xuất huyết

Share This Page