Chúng ta đều biết rằng loài thú ăn thịt trên cạn lớn nhất trên trái đất còn tồn tại cho tới ngày nay là gấu trắng Bắc cực, gấu Kodiak, chúng có thể nặng tới 1 tấn. Nhưng loài ăn thịt lớn nhất trong kỷ Phấn trắng là Tyrannosaurus Rex - Khủng long bạo chúa, dài 13m, cao 4m, có thể nặng tới 9 tấn, nhưng chúng là là loài bò sát chứ không thuộc lớp thú. Loài thú tiền sử được các nhà khoa học xác định đặt tên là Simbakubwa kutokaafrika, có nghĩa là con sư tử lớn đến từ Châu Phi trong tiếng Swahili địa phương. Tuy nhiên kết thúc kỷ Phấn trắng, sự cai trị của Tyrannosaurus Rex trên Trái đất cũng chấm dứt và các loài động vật có vú bước vào giai đoạn hoàng kim của sử phát triển Mới đây, nhà cổ sinh vật học của Bảo tàng Quốc gia Kenya - Matthew Borths đã tình cờ tìm thấy một mẫu vật của loài sư tử cổ đại khổng lồ, loài này nặng tới 1.500 kg, tương đương với kích thước của một con hà mã và chúng được mệnh danh là những cỗ máy xay thịt khổng lồ. Matthew Borths đã tình cờ phát hiện một phần xương hàm, hộp sọ và xương sườn, bao gồm bộ răng đồ sộ, nằm trong ngăn kéo tủ tại Bảo tàng Quốc gia Kenya. Một phần xương hàm, hộp sọ và xương sườn, bao gồm bộ răng đồ sộ, nằm trong ngăn kéo tủ tại Bảo tàng Quốc gia Kenya. Nhưng Matthew Borths nhận thấy những mẫu vật này được đánh kí hiệu động vật thuộc Kỷ băng hà nên đã khá tò mò vì làm sao với kích thước này chúng có thể tồn tại được trong thời kỳ lạnh giá đó. Xét theo kích thước và độ sắc nhọn của hàm răng, loài động vật này nằm ở đầu chuỗi thức ăn và có thể săn động vật ăn cỏ to lớn như voi và hà mã ngày nay. Sau khi xem xét lại hồ sơ, anh phát hiện những mẫu hóa thạch này được một nhóm nghiên cứu và Nancy Stevens, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Ohio phát hiện ở Kenya hàng chục năm trước, nhưng lúc đó họ đang mải tìm kiếm linh trưởng tiền sử nên hóa thạch được bỏ sang một bên và đã xác định nhầm niên đại của những mẫu hóa thạch này. Trên thực tế, chiều dài của xương hàm loài này đã to lớn hơn cả kích thước hộp sọ của loài sư tử hiện đại. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu do Matthew Borths và Stevens đứng đầu đã kiểm tra, phân tích những mẫu hóa thạch này và thấy rằng đây là một loài thú săn mồi sống cách đây 22 triệu năm và có lẽ chúng là loài động vật có vú ăn thịt trên cạn lớn nhất từng sống trên hành tinh của chúng ta. Hình ảnh phục dựng của Simbakubwa kutokaafrika. Theo dữ liệu của cơ sở dữ liệu về các loài ăn thịt, các nhà nghiên cứu tin rằng đây là một loài sư tử thời tiền sử khổng lồ và đặt tên cho nó là Simbakubwa kutoaafrika, có nghĩa là con sư tử lớn đến từ Châu Phi. Nhưng loài vật này lại không phải họ hàng gần của sư tử hiện đại, những loài mèo lớn khác hay động vật ăn thịt có vú sinh ngày nay. Simbakubwa là thành viên xuất hiện sớm nhất trong họ Hyainailouridae bộ Hyaenodonta - một nhóm động vật ăn thịt có vú đã tuyệt chủng sinh sống ở châu Phi. Bộ hàm của chúng to lớn hơn nhiều so với sư tử đực trưởng thành hiện đại. Các nhà khoa học xác định mẫu hóa thạch thuộc về một con Simbakubwa trẻ bởi răng chưa có những dấu hiệu bị mài mòn. Các nhà nghiên cứu ước tính trọng lượng của chúng là từ 1308kg - 1554kg và dài khoảng 2,5m, lớn hơn nhiều hơn nhiều so với động vật ăn thịt trên cạn lớn nhất hiện nay - gấu bắc cực bà lớn hơn sư tử hiện đại ngày nay gấp nhiều lần. Sau khi khủng long tuyệt chủng, Simbakubwa kutoaafrika trải qua thời kỳ hoàng kim kéo dài 45 triệu năm. Răng nanh và răng hàm lớn giúp cho chúng có thể dễ dàng xé thịt và nghiền vỡ xương của các loài thú to lớn khác. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV