Một con sâu hóa thạch 550 triệu năm tuổi được tìm thấy bên bờ sông Trường Giang, phía tây tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, có thể là sinh vật đầu tiên trên Trái đất biết di chuyển. Theo Mirror, con sâu 550 triệu năm tuổi này có thể hé lộ cách sự sống trên Trái đất bắt đầu di chuyển ra sao. Sinh vật này được coi là dạng sống đầu tiên biết di chuyển trong quá trình tiến hóa. Con sâu được tìm thấy bên bờ sông Trường Giang có thể phát triển chiều dài tới 10cm, chiều rộng từ 1-2,5cm. Sinh vật này di chuyển bằng cách chuyển động cả thân mình bên dưới đáy biển. Sinh vật này có 50 phần cơ thể, với những phần bên trái và bên phải, lưng, bụng, đầu và đuôi. Dấu vết di chuyển của chúng được tìm thấy qua các hóa thạch cổ xưa. Hóa thạch 550 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu còn tìm thấy chuyển động cuối cùng của con sâu trước khi trở thành hóa thạch, mà các nhà nghiên cứu gọi là “hành trình tử thần”. Những sinh vật như trên đã tạo ra bước tiến lớn trong quá trình tiến hóa, đưa Trái đất bước vào thời kỳ bùng nổ của kỷ Cambri, cách đây 540 triệu năm. Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Shuhai Xiao, nói: “Phát hiện này cho thấy sự tiến hóa của các loài sinh vật từ cách đây 550 triệu năm. Những dấu vết di chuyển của chúng không thể lẫn vào đâu được”. Con sâu này là một trong những dạng sống đầu tiên biết di chuyển trên Trái đất. Giáo sư Rachel Wood, một nhà địa chất học không tham gia vào nghiên cứu, nhận định đây là phát hiện rất có ý nghĩa. “Chúng ta đã có bằng chứng về các động vật thuở sơ khai đầu tiên có khả năng di chuyển bên dưới đáy biển. Những dấu vết được bảo tồn đến ngày nay là rất đáng kể và góp phần hé lộ một bước quan trọng trong quá trình tiến hóa của động vật”. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV