TP HCMChị Loan 29 tuổi, khám ở Bệnh viện Thống Nhất trong tình trạng đau bụng, có khối gồ lớn bên trái. Bệnh nhân được chẩn đoán u đa nang lách, thiếu máu. Chị từng đi khám ở một số bệnh viện, được bác sĩ khuyên phẫu thuật nhưng không có điều kiện nên từ chối. Bác sĩ Nguyễn Xuân Hòa, Khoa Ngoại Gan Mật Tuỵ, Bệnh viện Thống Nhất, cho biết lách bệnh nhân đã phát triển quá lớn, nếu không mổ sẽ có nguy cơ vỡ. Nếu u vỡ sẽ rất nguy hiểm vì gây chảy máu nhiều trong ổ bụng, nhiễm trùng. Cuối tháng 8, các bác sĩ đã phẫu thuật cắt lá lách với khối u đa nang kích thước khổng lồ, dài hơn nửa mét, rộng 30 cm, nặng 5 kg, chiếm hết chiều dài khoang bụng bệnh nhân. U đa nang từ vị trí lách kéo dài đến rốn, chèn ép các cơ quan xung quanh, đẩy gan qua hẳn bên phải, chèn ép tụy, thận. Bệnh nhân hồi phục tốt sau mổ. Ảnh: Lê Phương. Theo bác sĩ Hòa, lá lách người trưởng thành dài khoảng 10 cm, nặng 200 g. Đa nang lách khá hiếm gặp, chiếm khoảng 0,5% dân số. Lách là cơ quan góp phần tạo máu và miễn dịch. Khi cắt bỏ toàn bộ lá lách, bệnh nhân dễ suy yếu hệ miễn dịch và có thể thiếu máu. Bệnh lý đa nang lách thường là bệnh lành tính, đa số do bẩm sinh, chấn thương hoặc nhiễm ký sinh trùng như giun, sán. Đa nang nách nhỏ thường không có triệu chứng nên người bệnh ít chú ý. Bệnh có thể phát hiện sớm qua siêu âm. Nếu phát hiện trễ dễ gây bệnh về máu, nhiễm trùng trong nang, đặc biệt có thể tiến triển ung thư. Lê Phương Let's block ads! (Why?) Nguồn: VNExpress