Lịch sử chiến trận của Việt Nam đã tạo ra những thanh gươm sắc bén đáp ứng nhu cầu thời đại, giúp bảo vệ bờ cõi dân tộc trước các thế lực ngoại xâm. Một thanh gươm (phía dưới) và vỏ gươm của Việt Nam thời xưa. Lưỡi gươm này có 1 đầu nhọn và 2 cạnh sắc. Chuôi gươm đủ để một tay cầm (đơn thủ). (Ảnh: Oriental-arms). Hai thanh gươm khác sáng loáng (cùng bao tương ứng) của Việt Nam thời Đại Việt. Khu vực chuôi gươm ngoài tay cầm còn có tấm chắn hình chữ V và đốc gươm. (Ảnh: Votran-Daiviet). Gươm của “Văn quan” Đại Việt. Gươm còn gọi là kiếm. Gươm/kiếm thường dùng để chỉ loại binh khí lạnh có lưỡi thẳng với 2 cạnh sắc. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, khái niệm gươm/kiếm có nghĩa rộng, có thể bao hàm cả loại vũ khí lưỡi cong với một cạnh sắc. (Ảnh: Votran-Daiviet). Thanh gươm thẳng một cạnh sắc. Gươm này có tấm chắn dạng đĩa. (Ảnh: Votran-Daiviet). Còn đây là kiếm cong của Việt Nam thời thế kỷ 18-19. Kiếm có bản lưỡi rộng hơn các gươm nêu trên, hình dáng hơi cong và sắc ở một cạnh. Vũ khí này còn được goi là yêu đao. (Ảnh: Votran-Daiviet). Đoản kiếm của Việt Nam thế kỷ 18-19. (Ảnh: Votran-Daiviet). Nhìn thoáng qua, những thanh gươm Việt này hao hao kiếm Katana của Nhật Bản. (Ảnh: Votran-Daiviet). Bộ gươm đao (hay đao kiếm) của thời kỳ Hậu Lê, chúa Trịnh. (Ảnh: Votran-Daiviet). Đây là thanh gươm Việt Nam mà nhà sưu tầm Peter Dekker sở hữu được. Thanh gươm có những nét kết hợp của gươm Việt cổ, đao Trung Quốc, kiếm Nhật Bản và kiếm phương Tây. (Ảnh: Peter Dekker). Trên lưỡi gươm có khắc số 1887, đây có lẽ là năm mà thanh gươm này được rèn. (Ảnh: Peter Dekker). Hoa văn uốn lượn kiểu Á Đông trên thanh kiếm này. (Ảnh: Peter Dekker). Gươm có tấm chắn dạng đĩa tròn, chuôi bằng gỗ. (Ảnh: Peter Dekker). Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV