Hệ sinh thái trên Trái đất vô cùng kỳ diệu khi có sự cân bằng và tự thích nghi với môi trường sống. Bất kể giống loài nào cũng có đóng góp cho chuỗi sinh thái tự nhiên và có vai trò quan trọng nhất định trong cả khâu. Từ những vi sinh vật nhỏ bé cho đến những loài khổng lồ như voi, từ loài sống dưới nước như tôm cá cho đến những con chim bay trên trời, từ động vật ăn thịt như hổ báo cho đến các loài thực vật, mọi thứ đều có lý do để tồn tại. Con người cũng là một sinh vật trên Trái đất và thật "không may" chúng ta lại là những kẻ thống trị, đứng đầu của chuỗi thức ăn. Tuy nhiên, vai trò của con người với trái đất vẫn còn khá mịt mờ. Nhân loại đứng đầu hệ sinh thái vậy phải chăng vai trò của chúng ta là phải bảo vệ những giống loài thấp cấp hơn? Thế nhưng hãy xem con người đang làm gì với mẹ trái đất. Nghiên cứu cho thấy 7,6 tỷ con người chỉ chiếm 0,01% sự sống trong tổng số các loài và chiếm tới 86% diện tích đất, nhưng chúng ta đã hủy diệt tới 83% số sinh vật hoang dã và 50% số thực vật kể từ khi văn minh nhân loại hình thành. Trong vòng 50 năm qua, khoảng một nửa động vật trên trái đất đã bị chết do nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ con người. Tồi tệ hơn, 300 năm đánh bắt hải sản khiến đại dương chỉ còn 1/5 số sinh vật có vú. Con người đã giết phần lớn số sinh vật cả trên cạn lẫn dưới nước. Nhiều loài sinh vật ngày nay thực tế là do con người nuôi chứ chẳng còn động vật hoang dã. Dù đứng đỉnh chuỗi thức ăn và sử dụng tới 86% diện tích đất nhưng con người lại chỉ chiếm 0,01% tổng số giống loài. Trên thực tế, vi khuẩn mới là dạng sinh vật sống chiếm tỷ lệ nhiều nhất trên thế giới với 13% trong khi thực vật chiếm tới 82% sự sống của trái đất. Tất cả những loài sinh vật từ cá cho đến động vật chỉ chiếm 5%. Nếu so sánh về số lượng, loài nấm thậm chí đông gấp 200 lần so với con người, vi khuẩn đông gấp 1.200 lần còn cây cối nhiều gấp 7.500 lần. Điều khá thú vị là dù tàn sát phần lớn sinh vật trên trái đất nhưng ngành chăn nuôi của con người lại đang đóng góp phần lớn số lượng cho một số loài. Khoảng 70% số loài chim trên thế giới hiện nay là thuộc về các trại chăn nuôi, khoảng 60% số động vật có vú hiện nay là do con người chăn thả. Tuy nhiên, chính sự phát triển của ngành chăn nuôi lại đang tàn phá thiên nhiên dẫn đến nguy cơ diệt chủng lần thứ 6 của con người. Số lượng các loài khác đông hơn con người rất nhiều lần. Trong khoảng 1990-2015, gần một nửa trong số 177 loài động vật có vú đã giảm số lượng hơn 80%. Diện tích sinh hoạt của loài hổ Châu Phi trước và nay. 5 cuộc diệt chủng trong lịch sử Trái đất End-Ordovician: 443 triệu năm trước Kỷ băng hà này khiến mực nước biển giảm nghiêm trọng tới hơn 100m do các khối băng hình thành, khiến 60-70% sinh vật, chủ yếu vẫn sống trong nước thời kỳ này, bị tuyệt chủng. Sau đó, sự tan rã của các khối băng bắt đầu hình thành nên oxy và sự ra đời của những giống loài mới. Late Devonian: 360 triệu năm trước Hàng loạt sự thay đổi về khí hậu khiến rất nhiều sự sống ở các vùng biển nông bị tử vong. Trên thực tế, sinh vật thời kỳ này bắt đầu lên cạn và sống chủ yếu ở những vùng biển nông này, nên khoảng 70% số sinh vật trên thế giới đã bị hủy diệt, bao gồm cả những rặng san hô vốn rất phổ biến thời đó. Permian-Triassic: 250 triệu năm trước Sự phun trào của những núi lửa vùng Siberia khiến khí hậu trái đất nóng lên, giết hơn 95% số sinh vật trên thế giới. Triassic-Jurassic: 200 triệu năm trước ¾ số sinh vật đã bị quét sạch do hàng loạt những vụ phun trào và động đất, dọn sạch đường cho sự hình thành của thời kỳ khủng long. Cretaceous-Tertiary: 65 triệu năm trước Hiện chưa rõ nguyên nhân nhưng nhiều giả thuyết cho rằng một vụ nổ thiên thạch đã diễn ra tại Mexico ngày nay, cùng với hàng loạt các đợt phun trào núi lửa khác đã tận diệt loài khủng long cùng nhiều động vật có khác, dọn đường cho sinh vật có vú, bao gồm con người thống trị trái đất. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV