Nam bác sĩ và những ca phẫu thuật trong tiếng nhạc

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Aug 27, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 119)

    Bác sĩ Cao Ngọc Duy bật điện thoại, tiếng nhạc nhẹ nhàng tràn ngập phòng mổ, khỏa lấp âm thanh leng keng của dụng cụ phẫu thuật va chạm nhau.


    Kíp bác sĩ đang chuẩn bị vào ca nâng mũi và nhấn mí mắt cho chị Quyên, 32 tuổi. Vẻ thư thái, Quyên nói đùa: "Nhìn bác sĩ, tôi sẽ không thấy đau nữa".

    "Chị chịu khó chợp mắt một chút nhé, tỉnh dậy là xong rồi", bác sĩ đáp.

    Cứ thế, Duy vừa làm vừa thủ thỉ, kéo sự chú ý của bệnh nhân vào câu chuyện của anh trong khi các bác sĩ gây mê. Đây là ca mổ thứ 3 trong ngày của Duy. Thói quen mở nhạc trong lúc mổ, vừa "để bệnh nhân được thoải mái tâm lý hơn, vừa để giúp tôi sáng tạo", anh cho biết.

    Bác sĩ Cao Ngọc Duy, 35 tuổi, hiện là Phó Trưởng khoa Răng Hàm mặt Thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội. Anh công tác tại viện 9 năm, sau khi học Quân y 6 năm và chuyên khoa 4 năm tại Đại học Y Hà Nội. Đồng hành cùng anh trong suốt thời gian đó là mẹ, người luôn nhắc nhở anh phải cẩn trọng và thực sự yêu nghề mới theo đuổi được lâu dài.

    Chàng trai say mê cái đẹp. Bởi vậy, cứ mỗi lần được đến khoa thẩm mỹ để học lâm sàng, Duy đều háo hức, chuẩn bị kiến thức kỹ càng hơn. "Nhìn khách hàng hài lòng khi nhìn ngắm lại mình sau phẫu thuật là niềm vui mà không ngôn từ nào diễn tả lại được", Duy nói. Do đó, anh chọn trở thành bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ dù 10 năm trước ngành này vẫn còn xa lạ và mới mẻ với mọi người

    "Khi khoác chiếc áo blouse trắng, bác sĩ chuyên khoa nào cũng chỉ có sứ mệnh là đem lại sức khỏe cho bệnh nhân. Đối với ngành thẩm mỹ, bệnh nhân có phần đặc biệt hơn vì đa số họ mong muốn tìm sự hoàn thiện về ngoại hình", bác sĩ Duy nói.

    [​IMG]

    Bác sĩ Duy thực hiện thủ thuật thẩm mỹ mũi cho bệnh nhân. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Thời gian đầu vừa ra trường, chưa có danh tiếng nên tìm người thực hành rất khó. Hiểu được mong muốn của con trai, mẹ đã chủ động giúp đỡ và trở thành khách hàng đầu tiên.

    Cô Đoàn Thị Thanh Thuỷ khi đó đã ngoài 50 tuổi, không ngại "bị người ta xì xào" mà để Duy cắt mí, căng da mặt, nâng ngực. Cô cho rằng đụng dao kéo ai mà không sợ, nhưng trước mặt là con trai mình nên thấy tin tưởng và không lo lắng quá nhiều. Nay tuổi 60, cô vẫn luôn dành thời gian chăm sóc cho bản thân, và cho biết nếu con trai tư vấn thẩm mỹ để duy trì vẻ trẻ trung, cô sẽ tiếp tục làm

    Trong mỗi lần thực hiện, Duy đều ở bên cạnh để chăm sóc mẹ, theo dõi diễn biến sau phẫu thuật đồng thời tích luỹ thêm kinh nghiệm tư vấn cho khách hàng.

    "Phẫu thuật cho mẹ, vừa là người thân yêu nhất, vừa là khách hàng đầu tiên nhưng Duy không run. Sự tâm lý của mẹ tiếp sức cho bàn tay này thêm động lực và vững vàng hơn", chàng trai kể, đôi mắt ngấn lệ.

    Từ mẹ, Duy hiểu ra mỗi người có quan điểm và yêu cầu khác nhau về vẻ đẹp. Công việc của bác sĩ thẩm mỹ không chỉ phẫu thuật giúp bệnh nhân đẹp hơn mà còn phải tư vấn họ chọn nét đẹp phù hợp cho mình và những vấn đề tâm lý, sức khỏe phát sinh.

    Điều dưỡng Phạm Quỳnh Trang, cộng sự 9 năm của Duy, nói điều khiến cô ấn tượng nhất ở bác sĩ này là "sự nhẹ nhàng và cẩn thận". Trên bàn mổ, Duy thường nhìn tổng thể gương mặt, nói to về vùng sẽ phẫu thuật, cách cầm dao, kéo và mô tả từng mũi khâu sao cho hạn chế sẹo, truyền kinh nghiệm cho kíp mổ. Với khách hàng, Duy liên tục hỏi cảm giác hoặc tâm lý để điều chỉnh cho phù hợp.

    "Bác sĩ Duy kinh nghiệm, làm nhanh, an toàn, bác khiến mình quên mất cảm giác sợ hãi ban đầu", chị Quyên, khách hàng nâng mũi, chia sẻ.

    Trong số khách hàng, khó chiều nhất là những người nghiện thẩm mỹ, mắc "hội chứng soi gương". Với những người nghiện phẫu thuật hoặc chưa đến mức cần phẫu thuật, anh sẵn sàng từ chối. "Không phải mọi yêu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân, bác sĩ đều đáp ứng được. Thẩm mỹ cũng không phải là biến người này thành người kia mà nó chỉ giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất của mình", Duy nói.

    [​IMG]

    Bác sĩ "hot boy" là biệt danh mà đồng nghiệp và bệnh nhân đặt cho Duy. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    Hiện mỗi ngày bác sĩ Duy chỉ phẫu thuật 4-6 ca để dành thời gian nghiên cứu và tư vấn. Thời gian rảnh, anh tìm hiểu kỹ thuật và nhu cầu làm đẹp để bắt kịp với xu hướng thế giới.

    "Mỗi ca phẫu thuật thành công giống như một tác phẩm ưng ý", Duy nói về lý do niềm say mê công việc của anh. "Hôm nào không mổ là thấy khó chịu lắm".

    Thùy An


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Nam bác sĩ và những ca phẫu thuật trong tiếng nhạc

Share This Page