Mặt bao phủ của rừng Amazon lên tới 7 triệu km2, nơi đây được mệnh danh là “lá phổi xanh” lớn nhất của hành tinh. Rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới ẩn chưa rất nhiều bí mật và đáng sợ không lý giải nổi. Người ta lo ngại rằng, thảm họa cháy rừng Amazon có thể chôn vùi theo những bí ẩn khủng khiếp tồn tại trong khu rừng này. Nếu bạn đã xem bộ phim The Lost City of Z năm 2016, bạn sẽ biết về Percival Fawcett, nhà thám hiểm người Anh dũng cảm của Amazonia, người đã biến mất (cùng con trai và một thành viên khác trong nhóm) vào năm 1925 trong một chuyến thám hiểm của mình. Câu chuyện của ông đã dệt nên bao câu chuyện thực hư vào thời đó, và mặc dù ông gần như chắc chắn đã chết ở Amazon do tai nạn, bệnh tật hoặc dưới bàn tay của một bộ lạc bản địa mà ông đã xúc phạm (nhà văn và nhà thám hiểm Hugh Thomson đã viết trên tờ Washington Post rằng Fawcett được cho là đã đánh cắp ca nô). Nhiều cuộc thám hiểm đã được lập ra để tìm kiếm ông và thỉnh thoảng xuất hiện những báo cáo về một người đàn ông da trắng trong rừng nhiệt đới sẽ làm sống lại câu chuyện trong nhiều thập kỷ. Maricoxi Mặc dù Fawcett thiếu kinh nghiệm trong việc tạo dựng mối quan hệ với các bộ lạc địa phương, nhưng ông lại tỏ ra rất nhạy bén với thị hiếu của độc giả Anh. Thời điểm đó, ông như đã quay được một số thước phim và dựng thành phóng sự về cuộc sống hoang dã trong rừng Amazon. Những thước phim quý giá này đã giúp ông kiếm thêm tiền để trang trải cho những cuộc phiêu lưu tiếp theo trong rừng rậm. Hình ảnh về Maricoxi được Fawcett báo cáo. (Ảnh: I.T) Một trong những câu chuyện đầy lôi cuốn của nhà thám hiểm Fawcett là về Maricoxi, một bộ lạc với những sinh vật nhiều lông lá. Họ đã đe dọa nhóm thám hiểm của ông bằng cung tên. Fawcett được cho là đã chạm trán Maricoxi tại các khu rừng ở Nam Mỹ năm 1914. Những sinh vật này sống ở phía Bắc bộ lạc Maxubi, với phương thức giao tiếp thông qua những tiếng gầm gừ và đặc biệt không tỏ ra thân thiện với con người. Theo các báo cáo, các sinh vật của bộ lạc này có chiều cao có thể lên tới 3,7m, khá thông minh khi có thể sử dụng cung tên, thậm chí sinh sống trong các ngôi làng. Cũng có những tài liệu ghi lại, khi những người Maricoxi xuất hiện trong bộ dạng lông lá đầy mình, mùi hôi thối bốc ra từ cơ thể họ đã làm cho các nhà thám hiểm đau đầu, choáng váng và ngay lập tức mất phương hướng. Và sự biến mất không dấu tích của nhà thám hiểm Fawcett cùng đồng nghiệp của ông được nhiều người tin là do bộ lạc Maricoxi. Ngoài Maricoxi, rừng rậm Amazon còn chứa đựng nhiều bí ẩn khủng khiếp khác, là nỗi ám ảnh của rất nhiều nhà thám hiểm, đó là những bộ lạc biệt lập. Theo thống kê, có khoảng một triệu người bản địa sống trong rừng nhiệt đới Amazon. Có khoảng 400 bộ lạc, hầu hết trong số họ đã tiếp xúc với người ngoài trong hàng trăm năm. Họ săn bắn, câu cá, và trang trại, và được tiếp cận với giáo dục và y học phương Tây. Những hình vẽ kỳ lạ trong rừng Amazon nhìn từ trên cao. Nhưng một số lượng nhỏ bộ lạc vẫn bị cô lập. Mặc dù họ thường được gọi là những người không bị ảnh hưởng, nhưng hầu hết các bộ lạc bị cô lập thực sự biết về người ngoài và chọn cách giữ khoảng cách vì tránh sự tàn phá, giết chóc và lan truyền các căn bệnh của người ngoài đối với bộ lạc của họ. Vào tháng 7/2018, chính quyền Brazil đã bí mật ghi lại được hình ảnh một người đàn sống sót duy nhất của một bộ lạc mà các thành viên khác đã bị giết bởi những người nông dân từ năm 1995. Để giúp anh ta tồn tại, người của Chính phủ để lại cho anh ta một số loại hạt giống và công cụ nông nghiệp. Vùng rừng rậm Amazon được đặt tên từ một người lính Tây Ban Nha tên là Francisco de Orellana. Năm 1541, de Orellana là người châu Âu đầu tiên khám phá khu vực này và đến cửa sông vào năm 1542. Ông trở về Tây Ban Nha với những câu chuyện về vàng và quế mà ông tìm thấy ở đó. Nhưng ông cũng bị tấn công bởi các bộ lạc đang cố gắng bảo vệ lãnh địa của họ. Ấn tượng mạnh bởi sự dữ dội và quyết liệt của những thổ dân nơi đây, Orellana gọi họ là những Amazons - ám chỉ đến các nữ chiến binh trong thần thoại Hy Lạp. Và từ đó, mỗi khi nhắc đến vùng địa lý rộng lớn này ở Nam Mỹ, người ta gọi nó với cái tên Amazon. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV