Chòm sao IC 2177 là nơi những ngôi sao mới ra đời. Khu vực này bao gồm bụi, hidro, heli và dấu vết một số nguyên tố nặng. Những chi tiết khác thường do Kính viễn vọng VST của Tổ chức nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam ESO chụp được cho thấy các đối tượng thiên văn trong chòm sao tạo thành hình chim hải âu. Những thành phần chính của IC 2177 là 3 đám mây khí lớn, trong đó khác biệt nhất là Shapless 2-296 (Sh2-296). Đám mây khí Sh2-296 tạo thành “đôi cánh”, trải dài trên khoảng cách 100 năm ánh sáng. Nó là điển hình của tinh vân phát xạ, được gọi là khu vực HII, trong đó diễn ra những quá trình hình thành sao mới. Đám mây khí Sh2-296 tạo thành “đôi cánh”, trải dài trên khoảng cách 100 năm ánh sáng. Bức xạ do các ngôi sao trẻ phát ra khiến các đám mây khí có màu sắc rực rỡ. Bức xạ này cũng là nhân tố chính xác định hình dạng các đám mây, đồng thời tạo ra áp suất lên vật chất xung quanh. Đám mây khí thứ hai Sh2-292 trông giống “đầu hải âu”. Thành phần khả kiến rõ nét nhất của nó là ngôi sao đặc biệt sáng HD 53367 (ngôi sao này lớn hơn Mặt trời của chúng ta khoảng 20 lần). Các nhà thiên văn học gọi nó là “mắt hải âu”. Đám mây Sh2-292 vừa là đám mây phát xạ, vừa là đám mây phản xạ. Phần lớn ánh sáng của nó được phát ra từ khí ion hóa xung quanh các ngôi sao đang hình thành; đồng thời một lượng lớn ánh sáng cũng bị phản xạ từ các ngôi sao bên ngoài tinh vân. Những dải sẫm màu, làm gián đoạn tính đồng nhất của các đám mây khí, chính là các dải bụi. Đây là những khu vực có mật độ vật chất đậm đặc hơn, che lấp một phần khí phát sáng phía sau Chòm sao IC 2177 ở cách chúng ta khoảng 3.700 năm ánh sáng. Các thiên hà xoắn có thể chứa hàng ngàn đám mây khí với vật chất tập trung chủ yếu tại các “cánh tay xoắn”. Trong thành phần của IC 2177 còn có một vài đám mây nhỏ hơn, trong đó có Sh2-297, Sh2-292 và Sh2-295. Bức ảnh IC 2177 do Kính viễn vọng VST chụp. VST là một trong những kính viễn vọng lớn trên thế giới, dùng để quan sát bầu trời trong ánh sáng khả kiến. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV