Những loại đạn "dị" nhất trong lịch sử súng ống thế giới

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 20, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 127)

    Súng là một loại phát minh ấn tượng của nhân loại và trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, có không ít mẫu súng kỳ dị với những cỡ đạn độc đáo từng được đưa vào sử dụng.

    Đạn Dardick (đạn tam giác)


    [​IMG]
    Loại đạn này bao gồm một viên đạn thường ở bên trong và một lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa.

    Đầu tiên phải kể đến loại đạn độc đáo được thiết kế bởi David Dardick vào giữa thập niên 50 của thế kỷ trước. Loại đạn này được gọi bằng cái tên ngắn gọn là "đạn Dardick" hay "đạn tam giác".

    Kiểu thiết kế này được David Dardick sáng tạo ra dành riêng cho khẩu súng ngắn Dardick 1500 cũng được thiết kế bởi cùng một tác giả. Kiểu đạn tam giác độc đáo ở chỗ nó cho phép nạp đạn vào khẩu Dardick 1500 từ bên hông với hộp đạn không vỏ ngoài cực kỳ độc đáo.

    Về cơ bản loại đạn này bao gồm một viên đạn thường ở bên trong và một lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa. Kiểu thiết kế này tỏ ra khá lạ mắt nhưng thực tế sử dụng lại cực kỳ tệ hại nên "đạn tam giác" và bản thân khẩu Dardick 1500 đã tuyệt chủng ngay sau đó.

    Đạn phản lực


    [​IMG]
    Thiết kế của đạn phản lực cho phép giảm thiểu tối đa độ giật của súng khi khai hoả.

    Một loại đạn khác cũng dị không kém nhưng từng được coi là "cách mạng trong ngành đạn dược" đó là đạn... phản lực. Loại đạn phản lực này có cơ chế giống hệt với đạn của súng bazooka và ra đời vào cùng thời điểm với loại vũ khí chống tăng cách mạng này.

    Thiết kế của đạn phản lực cho phép giảm thiểu tối đa độ giật của súng khi khai hoả, viên đạn sẽ tăng tốc dần sau khi ra khỏi nòng nhờ hệ thống lỗ phụt phản lực phía sau. Thiết kế của loại đạn này về cơ bản có thể coi như một quả tên lửa thu nhỏ.

    Tuy nhiên do không có cánh đuôi, "quả tên lửa thu nhỏ" này có độ ổn định đường bay rất kém, chỉ hiệu quả trong tầm 100 mét trở lại. Ở ngoài khoảng cách 100 mét, viên đạn phản lực có quỹ đạo bay lung tung không kiểm soát và loại đạn này gần như không thể bắn trúng được mục tiêu ở khoảng cách 150 mét.

    Đạn Puckle 1718 (đạn vuông)


    [​IMG]
    Loại đạn này cùng với khẩu Puckle's 1718 chưa từng được sử dụng trong thực tế.

    Puckle 1718 hay còn có thể gọi đơn giản là... đạn vuông do nó có hình vuông. Đây có thể coi là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong lịch sử, các nhà khoa học cố gắng chế tạo một viên đạn có hình vuông thay vì tròn như thông thường.

    Thực tế, loại đạn này cùng với khẩu Puckle's 1718 chưa từng được sử dụng trong thực tế nhưng những thông tin ít ỏi còn sót lại từ thế kỷ 18 lại khẳng định cỡ đạn này có sức công phá tốt hơn nhiều so với đạn thông thường.

    Nhiều nhà thiết kế vũ khí sau này đã mô phỏng lại đường bay của khẩu Puckle với đạn hình vuông này trên máy tính và kết quả là cỡ đạn này có khả năng bay xa không quá 200 mét, động năng rất thấp và thậm chí không thể bắn chết được một con cừu ở khoảng cách này.

    Đạn tên lửa


    [​IMG]
    Thiết kế của "quả tên lửa" này cực kỳ đơn giản với hình dáng thon như viên đạn và bốn cánh đuôi.

    Cuối cùng là loại "tên lửa" có cấu tạo như một viên đạn, từng được sử dụng rất rộng rãi trong quá khứ và phổ biến trong Chiến tranh Việt Nam với tên gọi Lazy Dog - Chó Lười.

    Thiết kế của "quả tên lửa" này cực kỳ đơn giản với hình dáng thon như viên đạn và bốn cánh đuôi. Lazy Dog sẽ được thả từ máy bay ở độ cao lớn, lực hút của Trái Đất sẽ khiến chung tăng tốc khi rơi và bốn cánh đuôi giúp mũi của chúng luôn cắm xuống đất, đảm bảo hiệu quả tiêu diệt mục tiêu là cao nhất.

    Loại vũ khí đơn giản và hiệu quả này có thể triển khai từ bất cứ phương tiện bay nào, ở độ cao 6000 mét Lazy Dog khi đâm xuống mặt đất sẽ có đủ khả năng xuyên qua 60mm thép cán đồng nhất - nghĩa là đục thủng giáp nóc của gần như mọi loại xe tăng được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Những loại đạn "dị" nhất trong lịch sử súng ống thế giới

Share This Page