Người mẹ nghèo hiến gan để ghép cho con gái

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Aug 18, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 109)

    Khi biết con gái mắc bệnh bẩm sinh giống đứa con trai đầu lòng đã mất, chị Li, 43 tuổi ở Trung Quốc, tự nhủ "quyết không để mất con".


    Con trai của chị Li qua đời năm 2003 do hẹp đường mật bẩm sinh. 10 năm sau, chị Li sinh con gái - đứa con thứ hai của chị. Cơn ác mộng lặp lại với người mẹ: bé gái Tiểu Nguyệt mắc bệnh hẹp đường mật bẩm sinh.

    Chị Li trình độ học vấn thấp. Chị không biết rõ căn bệnh "hẹp đường mật bẩm sinh" là gì, chỉ biết người mắc bệnh này sẽ phải chết. Chị nghĩ "mình đã mất đi đứa con trai đầu lòng nên không thể mất đi đứa con gái này nữa". Người mẹ không khỏi nhớ lại chục năm trước ôm con trai đi khắp nơi chữa bệnh trong tuyệt vọng.

    "Tôi không bao giờ quên được cảnh tượng năm 2003 đó. Hai vợ chồng bất lực dồn hết số tiền tích góp được, vay mượn khắp nơi, ôm con trai chạy chữa bệnh nhưng cuối cùng cũng không thể cứu con thoát khỏi thần chết", chị Li kể. Lúc đó chị không hề biết căn bệnh này có thể cứu sống nhờ ghép gan.

    [​IMG]

    Bé gái từ khi sinh đã bị mắc căn bệnh hẹp đường mật.

    Tháng 10/2013, bé Tiểu Nguyệt vừa chào đời đã xuất hiện triệu chứng vàng da, bác sĩ xác định bé mắc bệnh hẹp đường mật bẩm sinh và là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Vì đường dẫn mật trong và ngoài bị tắc dẫn đến tình trạng ứ mật, bé sẽ bị suy kiệt chức năng gan rồi sẽ tử vong.

    Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật Kasai cho cô bé, cắt xơ ở vùng túi gan, tận dụng phần ống mật nhỏ còn sót lại để thải lượng mật bị ứ.

    Sau phẫu thuật, Tiểu Nguyệt vẫn bị vàng da, chất Bilirubin trong máu cao hơn mức bình thường và phải dựa vào thuốc để duy trì sự sống. Cô bé thường xuyên ngứa ngáy khắp người, trên người chi chít vết xước loang lổ, thuốc uống ngày càng mất tác dụng, bụng căng như trái bóng, nước tiểu có màu đỏ. Hàng đêm không ngủ được nhưng cô bé chưa từng kêu đau với bố mẹ.

    Thu nhập của cả nhà chỉ dựa vào đồng lương ít ỏi của bố mẹ từ việc làm công. Số tiền nợ trước đó khó khăn lắm mới trả hết, nhưng bệnh tình của Tiểu Nguyệt giống như "một cái động không đáy", phải chi rất nhiều tiền. Cả nhà phải sống trong căn phòng thuê cũ nát, chỉ có những hộp thuốc là thứ mới tinh trong nhà.

    Để kiếm tiền, bố Tiểu Nguyệt phải làm cùng lúc làm 3, 4 việc. Không biết bao nhiêu lần, hai vợ chồng tưởng tượng có một ngày con gái hoàn toàn khỏi bệnh. Hy vọng đó bị dập tắt hết lần này đến lần khác, suốt sáu năm qua.

    Chữa trị bằng thuốc đã không còn tác dụng, chức năng gan của cô bé ngày càng suy giảm. Con đến tuổi đi học, bố mẹ chuẩn bị báo danh cho con nhưng bác sĩ nói "sắp không giữ được mạng sống rồi, còn đi học sao được, mau đưa cháu đi làm phẫu thuật ghép gan, hiện giờ đây là cách duy nhất có thể cứu sống cháu".

    Các bác sĩ giới thiệu Tiểu Nguyệt đến một bệnh viện có tiếng về ghép gan ở Chiết Giang. Lúc đó người mẹ vì cái nghèo, vì nỗi đau mất con, trông già hơn so với các bà mẹ cùng tuổi khác.

    Ngày 30/7, bố mẹ Tiểu Nguyệt đưa con tới Trung tâm ghép gan, gặp giáo sư Lương Đình Ba - người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ghép gan. Sau khi hội chẩn, giáo sư Lương cùng đồng nghiệp nhân định sức khỏe của bé phù hợp để ghép gan. Không tìm được nguồn gan tương thích, các bác sĩ đề nghị ghép gan từ người nhà bệnh nhân.

    Chị Li nói: "Tôi sẵn sàng hiến gan để cứu con gái, cho dù có đánh đổi cả tính mạng, tôi cũng sẵn lòng". Chồng chị cũng chắc nịch: "Nếu gan của vợ tôi không tương thích thì lấy của tôi". Cuối cùng, gan của chị Li tương thích với con gái. Cả nhà chạy vạy khắp nơi gom tiền chuẩn bị cho ca phẫu thuật này.

    Sáng 11/8, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật ghép gan cho em. Do lá gan bên trái của chị Lí không đủ để ghép, bác sĩ Lương quyết định lấy tiếp một nửa lá gan bên phải nặng 307 gram để ghép.

    Ca phẫu thuật này được các bác sĩ dự đoán có nhiều rủi ro, trong quá trình ghép không thể để chảy quá nhiều máu, đường kính sau khi cắt ống mật, mạch máu rất hẹp. May mắn, sau khi các ống dẫn được nối lại, mạch máu thông suốt, lá gan mới chuyển thành màu đỏ tươi, hoạt động bình thường, lượng mật ứ đọng được đào thải. Ca phẫu thuật hoàn toàn thành công.

    [​IMG]

    Các bác sĩ tiến hành ghép gan cho bé. Ảnh: Sohu

    Sáng 14/8, chị Lí nằm trên giường bệnh, sức khỏe của chị hồi phục khá tốt. Ở khu vực cách ly vô trùng, tình hình bé Tiểu Nguyệt cũng tiến triển tốt, lá gan mới hoạt động ổn định không có dấu hiệu đào thải. Hai mẹ con chị vừa nắm tay nhau vượt qua ranh giới giữa sự sống và cái chết. Trên gương mặt của chị Li không hề có chút đau đớn, trái lại, chị như trút được gánh nặng đè nén trong lòng suốt 16 năm qua vì không thể cứu sống người con trai đầu.

    Đứng bên ngoài thấp thỏm chờ đợi 2 người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời đang được phẫu thuật, bố của Tiểu Nguyệt đã không cầm được nước mắt khi thấy mẹ con bình an vô sự. Nhắc đến con gái, bố Tiểu Nguyệt vừa tự hào, vừa thương con.

    "Sức khỏe Tiểu Nguyệt không tốt nhưng con bé rất thông minh. Nó thấp và gầy hơn các bạn khác nhưng rất ham học, vui vẻ. Cả danh bạ số điện thoại chỉ cần nói một lần, con bé có thể nhớ hết", bố Tiểu Nguyệt khoe trong khi chờ bên ngoài phòng hồi sức hậu phẫu.

    Hồng Hoa (Theo Sohu)


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Người mẹ nghèo hiến gan để ghép cho con gái

Share This Page