Cần mang xe tải tiền nếu muốn mua điện thoại ở Venezuela

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, Aug 6, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 119)

    Để mua được một chiếc điện thoại giá 65 USD như Xiaomi Redmi Go tại Venezuela, người mua phải bỏ ra 22,6 tỷ tiền Boliviar cũ.


    Venezuela đang gặp phải tình trạng siêu lạm phát, ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống hàng ngày và thói quen chi tiêu của người dân. Mức lương tối thiểu và cũng là của phần lớn người dân ở đây là 40.000 ves (đồng Boliviar mới, bỏ đi 5 số 0 khỏi đồng Bolivar cũ) một tháng, tương đương 4 USD.

    Vì vậy, giả sử một người dân Venezuela có nhu cầu mua điện thoại thông minh giá rẻ, như Xiaomi Redmi Go với giá bán 85-90 USD (giá bao gồm chi phí nhập khẩu và cửa hàng) tại đây, người đó sẽ phải tiết kiệm tối thiểu 21-30 tháng, chưa tính các chi phí sinh hoạt thiết yếu hàng ngày và tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng.

    Khi đã tiết kiệm đủ tiền, họ phải tới một cửa hàng và lựa chọn sản phẩm. Nơi thích hợp nhất để mua đồ công nghệ tại quốc gia này là trung tâm mua sắm City Market, nằm ở đại lộ Sabana Grande phía đông thành phố Caracas, bày bán sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh, trò chơi điện tử, máy tính... Một số cửa hàng có đầy đủ smartphone cao cấp nhất năm 2019, như Samsung Galaxy S10 +, iPhone Xs Max, Huawei P30 Pro...

    [​IMG]

    Một cửa hàng điện thoại ở City Market trưng bày Huawei P30 Pro, Xiaomi Mi 9, iPhone XS Max và Samsung Galaxy A70 - những thiết bị này đều vượt quá khả năng chi trả của phần lớn người dân Venezuela. Ảnh: Xda-developers.

    Tuy nhiên, việc mua một điện thoại thông minh ở đây thực sự rất phức tạp, đặc biệt khi sử dụng đồng nội tệ Venezuela.

    Hầu hết cửa hàng đều không chấp nhận thanh toán bằng đồng nội tệ, do lo ngại lạm phát và việc quy đổi sang tiền mặt là quá lớn. Giả sử, để mua một chiếc Xiaomi Redmi Go giá 90 USD, người mua sẽ cần phải dùng tới gần 22,6 tỷ đồng Bolivar cũ (veb) và phải dùng xe tải để chở số tiền này đến cửa hàng. Chưa kể việc đếm tiền cũng mất rất nhiều thời gian.

    Do vậy, những cửa hàng này đã hạn chế rủi ro bằng cách sử dụng các phương thức thanh toán không chính thức khác, như tiền mặt USD hoặc Euro, chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng nước ngoài (thường là Bank of America, Citibank, Chase hoặc Banesco Panama), thẻ tín dụng quốc tế, Bitcoin/Litecoin hay các loại tiền điện tử khác, PayPal, Zelle, Uphold... Mọi thứ trở nên rất lộn xộn.

    Trong trường hợp người mua thanh toán được qua một phương thức chuyển khoản nào đó, việc xác nhận giao dịch hoàn thành cũng mất rất nhiều thời gian bởi vì cửa hàng phải liên hệ với ai đó ở nước ngoài để đảm bảo đã nhận được tiền. Nếu việc chuyển tiền chưa được xác nhận, người mua phải đợi sang ngày hôm sau mới nhận được thiết bị.

    Cũng vì rắc rối như vậy, một vài cửa hàng còn ngừng hoàn toàn một số phương thức thanh toán do từng có nhiều trường hợp một số người lợi dụng lỗ hổng của các nền tảng thanh toán quốc tế để lừa đảo. Trải nghiệm này khác xa những gì hầu hết người tiêu dùng ở các quốc gia khác đang nhận được.

    Một trong những cách khác để mua điện thoại ở Venezuela là đặt từ nước ngoài. Trước đây, một vài công ty như DHL và FedEx tự xử lý và giao bưu kiện vì họ có một số văn phòng ở Venezuela và có xe tải và nhân viên riêng. Tuy nhiên, với lệnh cấm gần đây từ chính phủ Mỹ, những công ty này không thể chuyển hàng từ Mỹ đến Venezuela nữa. Do đó, những gói hàng đặt mua từ nước ngoài sẽ được giao cho công ty dịch vụ bưu chính thuộc sở hữu của chính phủ, Ipostel.

    [​IMG]

    Thông báo của Fedex về việc không chuyển hàng từ Mỹ tới Venezuela theo lệnh cấm của Mỹ. Ảnh: Xda-developers.

    Nhưng dịch vụ bưu chính của Venezuela không có sự bảo mật và tỷ lệ tội phạm rất cao, nên những gói hàng đắt tiền như điện thoại thông minh rất dễ bị đánh cắp trước khi tới tay người mua. Do đó, cách mua hàng thứ hai này cũng không hề đơn giản và an toàn.

    Vì những lý do trên, hầu hết người dân Venezuela đều không nghĩ tới việc mua điện thoại mới. Những người có khả năng thường chọn các sản phẩm giá rẻ, như dòng Galaxy A mới (Galaxy A10, A20 và A30) hoặc Redmi Note 7, Redmi 7, Mi 8 Lite và Pocophone F1.

    Việc nâng cấp hệ điều hành ở đây cũng hạn chế. Do vậy, bạn dễ dàng bắt gặp smartphone của Samsung, LG hay BLU cũ chạy Android Lollipop hoặc Android Ice Cream Sandwich ra đời gần 10 năm. Ở các thị trường khác, các thiết bị như vậy đã được coi là lỗi thời. Đơn giản vì chúng rất chậm và có phần cứng thấp.

    Một trong những điện thoại được người dân Venezuela sử dụng nhiều là Orinoquia Auyantepui Y221 và Orinoquia Bucare Y330. Đây là những chiếc Huawei Ascend Y210, Ascend Y330 đã được đổi thương hiệu và ra mắt cách đây gần 10 năm.

    Với bộ vi xử lý hai nhân MediaTek MT6572, RAM 512 MB và Android 4.2 hoặc 4.4 dựa trên EMUI, cả hai điện thoại nói trên đều rất khó đáp ứng được nhu cầu sử dụng cơ bản của người dùng, như duyệt web hay xem video. Các nhà phát triển cũng đã giảm hỗ trợ phần mềm cho các phiên bản Android cũ và không có các bản vá bảo mật thường xuyên từ Google.

    Theo thống kê của XDA-Developers, nhiều người Venezuela đã chọn giải pháp root hoặc cài đặt ROM tùy chỉnh trên thiết bị để điện thoại của họ có thể hoạt động tốt hơn nhờ tiếp cận được với các phiên bản Android mới hơn một chút, như Nougat, hoặc thậm chí là Pie. Một trong những ROM tùy chỉnh được sử dụng nhiều nhất là LineageOS.

    Smartphone giúp người dân nơi đây kết nối với thế giới, giao tiếp với nhau qua WhatsApp, Telegram và sử dụng các dịch vụ thanh toán. Cách tiếp cận với công nghệ mới của họ là qua video trên YouTube.

    Ngọc Bình (theo Xda-developers)


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Cần mang xe tải tiền nếu muốn mua điện thoại ở Venezuela

Share This Page