Có một Trái đất thứ 2, chỉ cách chúng ta 31 năm ánh sáng?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 3, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 101)

    GJ 357 d có nhiệt độ khoảng 18 độ C, hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh ngôi sao của nó là 55,7 ngày.

    Sau khi hoàn thành năm quan sát đầu tiên trên bầu trời phía nam, TESS của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ phát hiện ra nhiều ngoại hành tinh đáng chú ý.

    Ngoại hành tinh - các hành tinh quay quanh các ngôi sao bên ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta, đã được phát hiện quay quanh một ngôi sao lùn M, GJ 357 trong chòm sao Hydra.

    Ngôi sao này mát hơn 40% so với Mặt Trời của chúng ta và chỉ bằng một phần ba khối lượng và kích thước của Mặt Trời.

    [​IMG]
    Hình ảnh mô tả ngoại hành tinh mới phát hiện.

    Đáng chú ý, ngoại hành tinh đầu tiên được phát hiện xung quanh ngôi sao là GJ 357 b. Ngoại hành tinh này lớn hơn 22% và chắc hơn 80% so với Trái Đất.

    Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, nó có nhiệt độ trung bình là 254 độ C. Sau 3,9 ngày, nó hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao GJ 357 b.

    Enric Pallé, nhà vật lý thiên văn tại Viện Vật lý thiên văn của Quần đảo Canary, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "GJ 357 b là một Trái Đất nóng. Mặc dù nó không thể lưu trữ sự sống, nhưng đáng chú ý là ngoại hành tinh gần nhất thứ ba được biết đến cho đến nay khi cũng có bầu khí quyển".

    Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện ra GJ 357 c, gấp 3,4 lần khối lượng Trái Đất và kéo quanh hành tinh cứ sau 9,1 ngày. GJ 357 c cũng đạt tới nhiệt độ 127 độ C - khá nóng để con người chúng ta có thể sống được.

    Đáng chú ý hơn cả đó là GJ 357 d, được ví như "Trái Đất thứ 2" có khối lượng gấp 6,1 lần Trái Đất, quay quanh ngôi sao ở khoảng cách mà nhiệt độ có thể phù hợp để hỗ trợ nước lỏng trên bề mặt.

    Cụ thể, GJ 357 d có nhiệt độ khoảng 18 độ C, hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh ngôi sao của nó là 55,7 ngày.

    Diana Gossakowski, đồng tác giả nghiên cứu tại Max Planck cho biết: "GJ 357 d nằm ở rìa ngoài vùng có thể ở được của ngôi sao. Tại đây, nó nhận được cùng một lượng năng lượng từ ngôi sao của nó tương tự như sao Hỏa với Mặt Trời".

    Nếu hành tinh này có bầu khí quyển dày đặc, các nhà khoa học sẽ thực hiện thêm các nghiên cứu trong tương lai để xác định liệu nó có đủ nhiệt để làm ấm hành tinh và nước lỏng trên bề mặt để tạo nên sự sống hay không.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Có một Trái đất thứ 2, chỉ cách chúng ta 31 năm ánh sáng?

Share This Page