Gần một nửa trẻ em Việt còi cọc vì thiếu vi chất dinh dưỡng

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Apr 21, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 533)

    Việt Nam hiện vẫn còn khoảng 1/3 trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Nguyên nhân của tình trạng này là do bé bị “đói” các vi chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng, phát triển chiều cao.


    Tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, có các bé nhỏ người, trán dô, xương sườn nhô ra nhưng vẫn hoạt động nhanh nhẹn, nhiều cha mẹ nghĩ con bình thường. Tuy nhiên, thực chất trẻ đang bị thiếu vitamin D. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương, khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Trong khi đó, thực tế nguồn vitamin này đến từ khẩu phần ăn chỉ chiếm khoảng 20% trong cơ thể, 80% còn lại lấy từ ánh nắng mặt trời.

    [​IMG]
    Thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, trí tuệ... của trẻ. Ảnh minh hoạ: P.N.

    Theo một nghiên cứu gần đây, tình trạng thiếu kết hợp nhiều vi chất ở trẻ trước tuổi đi học diễn ra khá phổ biến. Có đến hơn 62% trẻ thiếu selen, gần 87% thiếu kẽm và gần 52% trẻ thiếu mangan.

    Kẽm là một vi chất rất quan trọng, tham gia vào thành phần trên 300 enzim, ảnh hưởng tốt đến sự phát triển cơ thể, làm tăng hấp thu, tăng tổng hợp protein, tăng cảm giác ngon miệng, tác động đến tăng trưởng. Việc thiếu kẽm gây suy giảm miễn dịch làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển các tế bào miễn dịch.

    Kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á mới được công bố gần đây cũng cho thấy thực trạng tương tự. Hơn 50% trẻ em Việt Nam thiếu hụt các vi chất như vitamin A, B1, C, D và sắt trong khẩu phần ăn hằng ngày. Điều đó cho thấy bữa ăn truyền thống của ta chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu vi chất ở trẻ tăng cao ở giai đoạn 1-2 tuổi, trong khi đây là giai đoạn quan trọng đối với sự tăng trưởng, phát triển của trẻ.

    Theo tiến sĩ Bạch Mai, thiếu các vi chất dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ mà còn dẫn đến tử vong, suy giảm trí tuệ… Chẳng hạn, thiếu vitamin A đe dọa đến sự sống còn, sự phát triển của trẻ nhỏ và có thể làm mù vĩnh viễn đôi mắt trẻ. Hiện nay, dù tình trạng thiếu vi chất này thể lâm sàng đã được loại trừ nhưng tỷ lệ thiếu thể tiền lâm sàng vẫn còn ảnh hưởng tới 29% trẻ dưới 5 tuổi.

    Theo tính toán, thiếu vitamin A có thể làm tăng tỷ lệ tử vong trẻ nhỏ lên 23%. Thực tế, hằng năm cả nước vẫn có khoảng 1.500 trẻ tử vong do những nguyên nhân có liên quan đến thiếu vi chất này.

    Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu do thiếu sắt ở nước ta khá cao, khoảng 34%. Thiếu máu làm tăng tỷ lệ chết sơ sinh lên 20%, làm giảm chỉ số thông minh ở trẻ nhỏ và làm giảm 2,5% năng suất lao động khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

    Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chế độ chăm sóc không hợp lý dẫn đến thiếu máu, kẽm, do hấp thu canxi kém, mất quá nhiều canxi, nguồn thức ăn không đủ, kẽm trong khẩu phần ăn không đủ... Với phụ nữ có thai, nhu cầu về kẽm tăng cao trong thời kỳ mang thai, cho con bú nhưng không được bổ sung dẫn đến trẻ không đủ. Ngoài ra có thể do trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, nhẹ cân khi sinh, sinh non…

    “Bổ sung vi chất sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm bệnh tật, nguy cơ tử vong. Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giảm 20% số lần mắc tiêu chảy, 15% số lần mắc viêm phổi; và 6% tỷ lệ tử vong ở trẻ”, tiến sĩ Bạch Mai nhấn mạnh.

    Phương Trang

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Gần một nửa trẻ em Việt còi cọc vì thiếu vi chất dinh dưỡng

Share This Page