Việt Nam khống chế thành công tốc độ tăng dân số

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jul 25, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 68)

    Trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh nở đẻ 2,1 con, đạt mức sinh thay thế, theo Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.


    Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng Cục trưởng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), cho rằng Việt Nam đã khống chế thành công tốc độ gia tăng dân số, đạt mức sinh thay thế sớm 10 năm so với mục tiêu và duy trì đến nay. Tuy nhiên, mức sinh vẫn còn biến động và chênh lệch đáng kể giữa các vùng, các nhóm người.

    Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, Việt Nam có hơn 96,2 triệu người, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm trong 10 năm qua là 1,14%. Trong khi đó mục tiêu của Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tỷ lệ tăng dân số phải duy trì khoảng 1% đến năm 2020. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 1999-2009 là 1,18% một năm.

    "Tỷ lệ tăng được duy trì khoảng 1% bảo đảm ổn định mức tăng dân số đến năm 2020", ông Tú nói. Ngoài ra, Việt Nam đã đạt và duy trì mức sinh thay thế từ năm 2006 đến nay, với số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khoảng 2,1 con.

    Mức sinh thay thế là trung bình một phụ nữ trong toàn bộ cuộc đời sinh đẻ của mình sinh đủ số con gái để thay thế mình thực hiện chức năng sinh đẻ, duy trì nòi giống. Nghĩa là, mỗi người mẹ sinh được 2 con là đạt mức sinh thay thế. Theo quy luật tự nhiên, trong 2 con sẽ có một con gái để thay thế mẹ thực hiện chức năng sinh đẻ (tái sản xuất dân số). Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi thọ của phụ nữ, tỷ suất chết của trẻ em, tỷ lệ người độc thân, vô sinh... nên mức sinh thay thế của người phụ nữ là hơn 2 con.

    Hiện, có 4/6 vùng chưa đạt mức sinh thay thế là Trung du miền núi phía Bắc; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; đồng bằng sông Hồng. Hai trong số 6 vùng còn lại mức sinh thay thế còn rất thấp là đồng bằng sông Cửu Long 1,74 con và Đông Nam Bộ 1,55 con trên một phụ nữ trong tuổi sinh nở. Chênh lệch rất lớn giữa mức sinh vùng cao nhất (Trung du miền núi phía Bắc) và vùng thấp nhất (Đông Nam Bộ) là 0,98 con.

    Chênh lệch mức sinh giữa các tỉnh, cao nhất là Hà Tĩnh một phụ nữ sinh 3,24 con và tỷ suất thấp nhất là Đồng Tháp 1,36 con. Có 24 tỉnh ở nhóm mức sinh cao (trên 2,3 con cho một phụ nữ), và 16 tỉnh trong nhóm có mức sinh thấp (dưới 1,8 con).

    [​IMG]

    Việt Nam đạt mức sinh thay thế nhưng gặp vấn đề về chênh lệch mức sinh ở các địa phương và chêch lệch giới tính khi sinh. Ảnh: Lê Phương.

    Để khắc phục tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án điều chỉnh mức sinh giữa các vùng, đối tượng đến năm 2030. Theo đó, tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, nhóm có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.

    Ngoài chênh lệch mức sinh giữa các vùng miền, mật độ dân số phân bố vẫn có sự chênh lệch lớn, nhất là ở Hà Nội và TP HCM. Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy Việt Nam có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới và khu vực. Cụ thể, mật độ dân số Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. Hà Nội và TP HCM là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2.

    [​IMG]

    Mật độ dân số quá đông ở Hà Nội dẫn đến nhiều vấn đề xã hội như kẹt xe, an sinh... Ảnh: Ngọc Thành.

    Phân bố dân cư giữa các vùng kinh tế - xã hội cũng khác biệt đáng kể. Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm gần 23,4% dân số cả nước. Tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 20,2 triệu người, chiếm 21% dân số. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với 5,8 triệu người, bằng 6% dân số cả nước. Vùng Đông Nam Bộ 10 năm qua tăng cao nhất là 3,8 triệu người, tác động rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội của vùng này.

    Tốc độ đô thị hóa và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất tác động trực tiếp đến quá trình tăng mật độ dân số và di cư. Tổng Cục Dân số cho rằng một trong những giải pháp can thiệp là nâng cao chất lượng quy hoạch các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, chuẩn bị điều kiện để dân cư được phân bố tương ứng, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

    Theo ông Tú, các địa phương cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư được tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản và sinh sống ổn định, lâu dài.

    Lê Nga


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Việt Nam khống chế thành công tốc độ tăng dân số

Share This Page