Nỗ lực cứu sống bé trai rơi từ tầng 12 xuống đất

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jul 24, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 119)

    Năm ngày sau tai nạn, cậu bé 5 tuổi không còn phải thở máy, gương mặt tỉnh táo nhưng vẫn vẻ đầy hoảng sợ sau cú ngã từ tầng 12.


    Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP HCM, điều phối cấp cứu cho bé hôm 18/7, nhận định: "Bệnh nhi thoát chết và không có tổn thương sau phẫu thuật là một điều kỳ diệu với một người rơi từ độ cao như thế".

    Đêm hôm ấy khi bác sĩ Nam tiếp nhận cấp cứu, bé trong tình trạng da tái, lơ mơ, chân phải và cánh tay phải biến dạng. Người nhà cho biết bé vừa rơi từ ban công chung cư xuống đất, khi được phát hiện thì bé đang nằm bất động trong bụi cây.

    Trong phòng cấp cứu, nhân viên y tế vừa đẩy băng ca chở bé chạy vào vừa hét to: "Bé rơi từ tầng 12 xuống". Chỉ trong vòng vài phút, các bác sĩ cấp cứu cùng đồng nghiệp ở những khoa liên quan gồm ngoại tổng quát, ngoại thần kinh, ngoại chỉnh hình đã có mặt kiểm tra tình hình và hội chẩn tại chỗ.

    Bác sĩ Nam điều phối, một mặt đánh giá tình trạng bệnh nhi về hô hấp, tim mạch, mặt khác chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ can thiệp nếu bé có dấu hiệu nguy kịch. "Khi thấy bệnh nhi còn mở mắt, thở đều nhịp tim và huyết áp tốt, các bác sĩ nhẹ nhõm hơn và dần thấy tia hy vọng cứu sống", bác sĩ Nam kể lại.

    Sau khi nhập viện khoảng 30 phút, bé suy hô hấp dần và thiếu máu nhanh. Các bác sĩ nhanh chóng đặt ống nội khí quản, truyền máu, chống sốc, ổn định sinh hiệu, đồng thời chụp CT tìm tổn thương toàn thân gây tình trạng mất máu cấp.

    [​IMG]

    Bé trai đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, sáng 24/7. Ảnh: Cẩm Anh

    Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy bệnh nhi bị một loạt chấn thương gồm dập gan, dập phổi, tràn khí màng phổi phải, xuất huyết nội, gãy thân xương cánh tay phải, gãy cổ và thân xương đùi hai bên. May mắn, bé không bị xuất huyết não và tổn thương các mạch máu lớn.

    Trong khi cấp cứu, bác sĩ Nam đồng thời gặp người nhà để trấn an tâm lý và tìm hiểu kỹ tình trạng bé ngã như thế nào để dễ dàng định hướng tổn thương. Ví dụ, từ ban công nhìn xuống đất nơi bé rơi có vật gì nhô ra hay không, có mái nhà chắn ngang không, vị trí bé ngã có vật cứng nhọn có thể gây tổn thương cho bé không...

    [​IMG]

    Bác sĩ Nguyễn Trần Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Căn cứ vào kết quả kiểm tra các vết thương của bệnh nhi, các bác sĩ lập kế hoạch điều trị từng loại tổn thương, phác đồ bao gồm an thần, giảm đau tối đa, hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn máu, truyền dịch và các rối loạn đi kèm. Quá trình cấp cứu cho bé kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ, đến 4h sáng bệnh nhi đã dần ổn định sức khỏe.

    Ngày 21/7, bệnh nhi tỉnh táo hẳn, ăn uống và nói chuyện được, tuy nhiên không nhớ vì sao mình rơi lầu, tinh thần có dấu hiệu hoảng sợ. Các bác sĩ đã bó bột tứ chi cho bé, tiếp tục điều trị bảo tồn đa chấn thương, chuẩn bị phẫu thuật kết hợp xương và cùng với các chuyên gia tâm lý hỗ trợ tinh thần.

    Bác sĩ Nam cho biết một người bình thường rơi từ tầng 12 xuống đất, nguy cơ tử vong rất cao. Người bị nạn có thể bị tổn thương thần kinh, chảy máu bên trong do đứt các mạch máu lớn trong não hay nội tạng.

    "Cậu bé thoát chết có thể do may mắn rơi vào bụi cây mà không phải là nền đất cứng hoặc xi măng", bác sĩ Nam nói.

    Cẩm Anh


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Nỗ lực cứu sống bé trai rơi từ tầng 12 xuống đất

Share This Page