Tấn công mạng ở Việt Nam giảm hơn 30% sau một năm

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, Jul 21, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 112)

    Số liệu bảo mật công bố quý II/2019 cho thấy lượng sự cố mạng Việt Nam giảm xuống còn 19,82 triệu trường hợp thay vì 31,38 triệu như năm ngoái.


    Theo công bố quý II/2019 của hãng bảo mật Kaspersky, số lượng mối đe doạ trực tuyến tại Việt Nam đã giảm đáng kể. Tổng cộng trong ba tháng vừa qua, hãng bảo mật này đã phát hiện được hơn 19 triệu mối đe doạ trực tuyến và hơn 99 triệu mối đe doạ ngoại tuyến ở Việt Nam.

    Mối đe doạ trực tuyến chủ yếu là phương thức tấn công thông qua trình duyệt để phát tán mã độc. Số lượng các vụ tấn công được phát hiện trong quý II vừa rồi ở Việt Nam là 19.982.196 sự cố, tương ứng với 27,7% người dùng tại Việt Nam bị tấn công bởi các mối đe doạ từ Internet. So với cùng thời điểm năm 2018, số lượng các mối đe doạ trực tuyến đã giảm 36,84% từ 31.382.419 trường hợp. Nguyên nhân giảm mạnh được cho từ những chính sách thắt chặt an ninh mạng và việc bắt đầu chuyển đổi số của chính phủ từ 2019.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, số lượng tấn công ngoại tuyến ở Việt Nam vẫn còn cao. Đây là phương thức tấn công, lây lan mã độc thông qua USB, CD, DVD và các phương thức ngoại tuyến khác. Tại Việt Nam, Kaspersky đã phát hiện 99.885.492 sự cố, tương ứng với 59,9% người dùng bị tấn công ngoại tuyến. Và Việt Nam hiện đang xếp vị trí đầu tiên ở Đông Nam Á và vị trí thứ 30 trên thế giới về các vụ tấn công ngoại tuyến.

    Trong khi cùng dữ liệu nghiên cứu cho thấy Singapore là quốc gia có số lượng mối đe dọa trực tuyến và ngoại tuyến thấp nhất khu vực trong Q2 2019 với số trường hợp nhiễm mã độc trực tuyến và ngoại tuyến lần lượt là 1.300.197 và 2.141.642.

    Để đảm bảo an toàn trước các mối đe dọa trực tuyến, người dùng nên kiểm tra cẩn thận các liên kết trước khi truy cập vào một trang web, đặc biệt là lỗi chính tả hoặc những nội dung bất thường trong link, ngay cả khi đây là trang web được truy cập thường xuyên. Chỉ nên nhập tên người dùng và mật khẩu qua những kết nối an toàn. Tránh đăng nhập vào ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ tài chính thông qua mạng Wi-Fi công cộng.

    Ngoài ra, cũng lưu ý các link URL bắt đầu bằng các https hoặc https không phải lúc nào cũng an toàn. Không nên tin tưởng bất kỳ địa chỉ email nào được gửi từ người lạ cho đến khi có thể xác định chính xác được danh tính của họ. Bên cạnh đó, người dùng có thể sử dụng một số giải pháp bảo mật bảo vệ ngoại tuyến và trực tuyến tự động.

    Tuấn Anh


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Tấn công mạng ở Việt Nam giảm hơn 30% sau một năm

Share This Page