Ông bố trở thành 'ngân hàng máu sống' của con trai

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jul 20, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 121)

    Bé Nguyễn Đức Mạnh 7 tuổi mắc bệnh tan máu bẩm sinh phải truyền máu cả đời, anh Vũ ở Phú Thọ luôn hiến máu cho con.


    Điều trị tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, gần một tuần nay, bé Mạnh rất mệt mỏi. Cậu bé da xanh xao, mũi tẹt, dấu hiệu điển hình của căn bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh), phải điều trị cả đời.

    Mạnh được phát hiện bệnh từ khi 9 tháng tuổi. Từ đó đến nay, cứ mỗi tháng một đợt, vợ chồng anh Nguyễn Văn Vũ lại đưa con xuống bệnh viện tỉnh để truyền máu, thải sắt. Bé Mạnh mang nhóm máu B- nhóm máu chỉ nhận của người cùng nhóm, hoặc người có nhóm máu O. Đây không phải nhóm máu hiếm, song bố con anh Vũ cũng nhiều lần "đánh vật" vì bệnh viện thường thiếu máu truyền, đặc biệt là dịp Tết và nghỉ hè.

    "Mỗi khi con thiếu máu, ứ sắt là biết ngay. Chỉ vài ngày trước cháu chạy nhảy, đến ngày thiếu máu, con chỉ nằm một chỗ, da tái, kém ăn, mệt mỏi, chờ đi viện truyền", người bố nói.

    Anh Vũ cho biết không phải lần nào bố con anh xuống viện cũng có máu truyền ngay. Nhiều lần viện không còn đủ máu truyền, bố phải hiến máu cho con. "Khi nào tôi không hiến được phải vận động anh chị em người thân trong gia đình hiến máu để truyền cho Mạnh", anh Vũ nói.

    [​IMG]

    Bé Mạnh mỗi tháng đến viện truyền máu một lần do bị tan máu bẩm sinh. Ảnh: Lê Nga.

    Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc Trung tâm huyết học truyền máu, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ, cho biết Trung tâm Huyết học - Truyền máu của bệnh viện hiện điều trị khoảng 300-400 bệnh nhân tan máu bẩm sinh. Trung bình mỗi bệnh nhân điều trị khoảng 7-10 ngày. Bệnh viện là nơi cung cấp máu cho toàn tỉnh và một số bệnh viện ở tỉnh lân cận như Yên Bái, Lào Cai. Nhu cầu truyền máu và các chế phẩm từ máu tại bệnh viện là rất lớn.

    Tuy nhiên, không phải lúc nào bệnh viện cũng đủ máu để cấp cho người bệnh. Một bệnh nhân nam 65 tuổi, bị suy thận mạn tính, viêm phổi, xuất huyết tiêu hóa đang điều trị ở khoa Nội. Ông có nhóm máu O và thường xuyên phải truyền máu. Vì phải truyền máu nhiều lần, cơ thể sinh ra kháng thể bất thường, không chấp nhận máu truyền bình thường nữa. Bệnh viện phải gửi mẫu máu xuống Viện Huyết học truyền máu Trung ương ở Hà Nội để chọn máu phù hợp.

    "Huyết sắc tố của bệnh nhân này vào viện giảm còn 45 g/l, trong khi ngưỡng bình thường của người khỏe mạnh là 120g/l. Bệnh nhân phải truyền máu gấp nếu không sẽ tử vong", bác sĩ Huyền nói.

    Chiều 19/7, trong hàng nghìn đơn vị máu,Viện Huyết học Truyền máu Trung ương đã chọn và gửi 5 đơn vị máu lên Phú Thọ để truyền cho bệnh nhân. "Mỗi đơn vị máu sẽ giúp huyết sắc tố bệnh nhân tăng 10g. Với 5 đơn vị máu, chỉ số này của bệnh nhân lên được khoảng ngưỡng 90g/l, nhưng cũng chỉ duy trì được khoảng một tháng nếu đáp ứng tố. Trong trường hợp diễn tiến xấu hơn, bệnh nhân phải tiếp tục truyền máu", bác sĩ Huyền chia sẻ.

    [​IMG]

    Người dân Phú Thọ tham gia hiến máu, sáng 20/7. Ảnh: Lê Nga.

    Theo bác sĩ Huyền, vào những tháng hè, tình trạng thiếu máu xảy ra ở nhiều bệnh viện. Lượng máu sử dụng mỗi năm của bệnh viện đa khoa Phú Thọ khoảng 30.000 đơn vị. Ngoài tiếp nhận máu hiến, bệnh viện vận động mỗi năm nhân viên bệnh viện lần hiến máu 2 lần để có nguồn máu phục vụ công tác khám chữa bệnh.

    Sáng 20/7, gần 1.000 người dân Phú Thọ tham gia ngày hội hiến máu "Giọt hồng đất Tổ". Đây là chương trình vận động hiến máu có quy mô lớn "Hành trình Đỏ" lần thứ VII, bắt đầu từ ngày 11/6 và kéo dài đến hết ngày 28/7 ở 39 tỉnh, thành phố. Đây là năm đầu tiên chương trình được tổ chức trong thời gian dài nhất, nhiều địa phương tham gia nhất. Hiện đã có 34 tỉnh, thành phố tham gia, tiếp nhận được hơn 42.000 đơn vị máu.

    Lê Nga


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Ông bố trở thành 'ngân hàng máu sống' của con trai

Share This Page