Hố lõm ngực khiến thiếu niên không thể thở

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jul 20, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 114)

    Bệnh nhân 16 tuổi, ở Hải Phòng, đến tuổi dậy thì thường xuyên bị khó thở, cha mẹ phát hiện trên ngực có hố lõm rất sâu.


    Bác sĩ Bệnh viện E Hà Nội thăm khám, chẩn đoán em bị lõm ngực bẩm sinh, cần phải phẫu thuật.

    Một bệnh nhân khác 19 tuổi ở Nam Định cũng bị lõm xương ức lệch phải từ nhỏ, thường xuyên phải nhập viện vì viêm phổi, viêm phế quản. Bố mẹ không hề biết con bệnh cho đến khi em 14 tuổi, tình trạng khó thở ngày càng nặng, không thể làm các công việc nặng hoặc chơi thể thao.

    Sau khi kiểm tra, bác sĩ xác định bệnh nhân bị lõm ngực thể II A3, cần phải đặt 2 thanh nâng ngực. Cả hai bệnh nhân đều được các bác sĩ Bệnh viện E phẫu thuật thành công vào tuần trước.

    [​IMG]

    Bệnh nhân sau phẫu thuật nâng lồng ngực lõm tại Bệnh viện E. Ảnh: Thanh Xuân.

    Tiến sĩ Nguyễn Công Hựu, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E, cho biết lõm ngực bẩm sinh là bệnh lý hay gặp nhất, chiếm gần 90% trong nhóm các bệnh biến dạng lồng ngực bẩm sinh ở trẻ em (lõm ngực, ngực dô kiểu ức gà, gù vẹo cột sống, khe hở xương ức...).

    Thay vì mổ mở, bác sĩ sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi, rạch đường nhỏ 2-3 cm, sử dụng thanh kim loại uốn cong đặt trong lồng ngực nâng bản xương lõm. Sau 2-4 năm, xương này sẽ phát triển ổn định, giúp đầy ngực trở lại, khi đó bác sĩ sẽ mổ lấy thanh nâng ra.

    Bác sĩ Hựu nhấn mạnh, khi khung lồng ngực bị biến dạng sẽ tác động đến các tạng bên trong. Những trường hợp lõm nhẹ thường ít bị ảnh hưởng. Khi trẻ bị lõm ngực nặng, tình trạng chèn ép gây ảnh hưởng đến chức năng 2 cơ quan quan trọng bậc nhất của cơ thể là tim mạch và hô hấp. Bệnh nhi lõm ngực bẩm sinh kém phát triển thể chất. Các biểu hiện lâm sàng khác có thể gặp trong những trường hợp bị lõm nặng là trẻ nhanh mệt khi chơi các môn thể thao hay các hoạt động có tính chất gắng sức, hay mệt mỏi, hồi hộp. Nhịp tim nhanh, tim lệch hẳn về bên trái khi bị chèn ép nhiều.

    [​IMG]

    Lòm ngực ảnh hưởng đến tim mạch và hô hấp.

    Khi thấy trẻ có những bất thường vùng lồng ngực, cùng biểu hiện khó thở, mệt mỏi trong các hoạt động gắng sức, cần đưa đến bệnh viện chuyên khoa phát hiện và xử lý kịp thời. Bệnh nên được phẫu thuật ở trẻ em, tốt nhất ở lứa tuổi trước dậy thì khi lồng ngực đang còn phát triển sẽ cho kết quả tốt. Đối với người lớn do khung xương đã phát triển nên tỷ lệ bị lõm lại sau phẫu thuật cao hơn so với ở trẻ.

    Lê Nga


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Hố lõm ngực khiến thiếu niên không thể thở

Share This Page