Sừng tê giác có thành phần giống móng tay người

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Apr 20, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 453)

    Thứ bảy, 20/4/2013, 00:30 GMT+7

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Hình ảnh mới về tê giác với chiếc sừng được thay thế bằng chân người. Ảnh: WWF/TRAFFIC.

    Đây là một phần của nỗ lực ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã do Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) và Mạng lưới kiểm soát buôn bán các loài hoang dã (TRAFFIC) phối hợp thực hiện.

    WWF và TRAFFIC hôm qua phát động chiến dịch truyền thông "Nói không với sừng tê giác", trong đó hai tổ chức đã công bố bức hình mới nhất miêu tả tê giác với chiếc sừng bị lấy đi, thay thế vào đó là hình ảnh bàn chân người. Cách thể hiện này mang đến thông điệp rằng sừng tê giác cấu tạo chủ yếu từ chất keratin (gồm nhiều loại protein) giống hệt như thành phần trong móng chân, móng tay người.

    "Sừng tê giác cấu tạo chủ yếu từ chất keratin và hoàn toàn không có tác dụng chữa ung thư hay tăng cường khả năng tình dục", tiến sĩ Naomi Doak, Điều phối viên Chương trình TRAFFIC Tiểu vùng Mekong mở rộng nói.

    "Nhiều loại thuốc đông y được chứng minh có thể chữa trị hiệu quả một số bệnh khác nhau và cứu sống hàng triệu sinh mạng. Tuy nhiên, sừng tê không phải một trong các loại thuốc đó", tiến sĩ Naomi Doak nói thêm.

    Theo tiến sĩ Naomi Doak, sự gia tăng trong nhu cầu sử dụng sừng tê được cho là bắt nguồn từ tin đồn về khả năng chữa bệnh, giải rượu, hay giải độc.

    Bà Nguyễn Thúy Quỳnh, trưởng phòng truyền thông tổ chức WWF cho biết, hiện tại Nam Phi mỗi năm hàng trăm con tê giác bị săn trộm để lấy sừng và đưa vào đường dây buôn lậu nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng tại châu Á, trong đó có Việt Nam.

    "Sừng tê giác tại đây được coi là thần dược, mặc dù không có đủ bằng chứng khoa học về tác dụng chữa bệnh của nó", bà Quỳnh nói.

    Nạn buôn bán trái phép đẩy nhiều quần thể hoang dã đến nguy cơ tuyệt chủng và trở thành mối quan tâm của toàn thế giới. Số vụ săn bắt trộm tê giác châu Phi tăng từ 13 trong năm 2007 lên 668 trong năm 2012. Chỉ trong vài tháng đầu năm 2013, hơn 200 con tê giác bị giết tại Nam Phi, trong khi đó nhiều quốc gia châu Phi và châu Á khác cũng đang đối mặt với nạn săn trộm tê giác ngày càng gia tăng.

    Hương Thu

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Sừng tê giác có thành phần giống móng tay người

Share This Page