Mặc cảm ngoại hình do mạng xã hội, giới trẻ đua phẫu thuật thẩm mỹ

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jul 11, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 133)

    10 năm trước, người đi phẫu thuật thẩm mỹ đem theo ảnh ca sĩ, diễn viên, còn ngày nay họ cầm ảnh đã qua chỉnh sửa của chính mình.


    Văn hóa chụp ảnh selfie trên mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của con người về diện mạo bản thân, làm nảy sinh hiện tượng sức khỏe tâm thần mới là chứng mặc cảm ngoại hình Snapchat.

    "Mạng xã hội tác động đến toàn bộ nền văn hóa của chúng ta. Nó ảnh hưởng mạnh đến phong trào phẫu thuật thẩm mỹ và các phương pháp điều trị thẩm mỹ, thay đổi rất nhanh chóng suốt 5 năm qua", bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Julian De Silva, làm việc tại một cơ sở thẩm mỹ trên đường Harley, London (Anh) cho biết. "Con người đang chụp ảnh selfie nhiều hơn bao giờ hết và kết quả là họ tự đánh giá vẻ ngoài của mình nhiều hơn. Những thiếu sót trước đây dễ được bỏ qua nay lại khiến con người cảm thấy bức bối, vì sự có mặt của mạng xã hội".

    Thuật ngữ "chứng mặc cảm ngoại hình Snapchat" gây chú ý vào năm 2018 khi Viện Phẫu thuật Thẩm mỹ và Tái tạo Khuôn mặt Mỹ cho biết hơn 50% bác sĩ thẩm mỹ có bệnh nhân muốn phẫu thuật để trông giống hình ảnh bản thân trên mạng xã hội. Con số này tăng 13% so với năm 2017.

    Thực tế, qua điện thoại thông minh, các nền tảng mạng xã hội như Snapchat, Meitu cung cấp cho người dùng các tính năng, bộ lọc chỉnh sửa ảnh mạnh mẽ giúp mắt to hơn, môi đầy hơn. Nhờ đó, ảnh bạn trong điện thoại đẹp hơn hẳn so với chính bạn trong gương.

    "Một khách hàng của tôi chia sẻ rằng tất cả ảnh cô lưu đều đã chỉnh sửa và dùng nhiều bộ lọc. Khi xem lại chúng, cô ấy nghĩ rằng tháng trước mình đã rất xinh đẹp mặc dù thậm chí trong thực tế, người này chưa bao giờ có dáng vẻ giống như vậy", chuyên gia tâm lý trị liệu về chứng mặc cảm hình thể Jamie Chiu tại Hong Kong cho biết.

    [​IMG]

    Một phụ nữ đang được phẫu thuật thẩm mỹ tại Lan Châu, tỉnh Cam Túc (Trung Quốc). Ảnh: AFP.

    Những bộ lọc chỉnh sửa ảnh tạo nên kỳ vọng ảo về phẫu thuật thẩm mỹ và thúc đẩy nhu cầu chỉnh sửa diện mạo. Chưa kể, phẫu thuật thẩm mỹ được mạng xã hội ủng hộ thay vì kỳ thị như trước. Trên Instagram, hashtag #plasticsurgery (phẫu thuật thẩm mỹ) được sử dụng trong 2,5 triệu bài đăng, cùng với một lượng người nổi tiếng chia sẻ hình ảnh trước và sau phẫu thuật. Video ca nhạc của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Six Bomb có tên Becoming Prettier (Trở nên xinh đẹp hơn) ca ngợi việc phẫu thuật thẩm mỹ thu hút hàng trăm nghìn lượt xem trên Youtube.

    Bên cạnh sự tăng về số lượng ca phẫu thuật thẩm mỹ trên toàn cầu, độ tuổi trung bình của khách hàng tìm đến dao kéo giảm xuống, từ 42 xuống 37 tuổi ở Tây Âu. Tại Trung Quốc, báo cáo năm 2018 từ nền tảng phẫu thuật thẩm mỹ GengMei định giá nền công nghiệp dao kéo trị giá 71,8 triệu USD, số lượng phòng khám mới mở tăng lên 10% so với năm 2017. Năm ngoái, có tới 22 triệu người Trung Quốc tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ, 54% trong số đó dưới 28 tuổi, 8% sinh sau năm 2000.

    Bước vào kỷ nguyên công nghệ, con người dễ đắm chìm vào hình ảnh đã qua chỉnh sửa của mình trên mạng thay vì chấp nhận khiếm khuyết ngoài đời thực. Theo các chuyên gia, hiện trạng này sẽ kéo đến những hệ quả khôn lường. Theo báo cáo của Jamie Chiu, sau khi sử dụng mạng xã hội như Snapchat, Weibo hay Little Red Book, gần một nửa bạn trẻ cảm thấy không vui, hoặc thậm chí trầm cảm, khi nghĩ về cơ thể mình.

    "Tôi không muốn đưa ra đánh giá nào về việc phẫu thuật thẩm mỹ. Theo tôi, nó không tốt cũng không xấu", Jamie Chiu nhận xét. "Nếu bạn tiến hành phẫu thuật vì một nhược điểm về ngoại hình làm bạn thấy khó chịu, hãy cứ làm. Nhưng nếu về cơ bản bạn không yêu thích chính mình, thì một cuộc phẫu thuật không thay đổi điều gì cả".

    Phương Dung (Theo SCMP)


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Mặc cảm ngoại hình do mạng xã hội, giới trẻ đua phẫu thuật thẩm mỹ

Share This Page