Anh Nguyễn Đức Hưng, 29 tuổi, ở Kon Tum, lên cơn dại sau 3 tháng bị chó cắn; bốn người khác đang được theo dõi. Hồi tháng 3, con chó nhà nuôi bỗng dưng cắn anh Hưng và một người hàng xóm ở thôn 5, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà. Hai người em của anh Hưng cùng bạn tổ chức bắt con chó để làm thịt, cũng bị nó tấn công. Tổng cộng 5 người bị chó cắn, đều không tiêm phòng dại. Ngày 23/6, anh Hưng lên cơn sốt, đau đầu, mệt mỏi, bồn chồn, sợ gió, sợ nước, co giật toàn thân... Gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, bác sĩ chẩn đoán anh bị lên cơn dại. Hai ngày sau bệnh nhân tử vong tại nhà. Sau khi anh Hưng mất, bốn người còn lại mới đi tiêm huyết thanh, vắcxin phòng chống bệnh dại. Ông Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà, cho biết cả bốn người đang được theo dõi tình trạng sức khỏe. UBND huyện Đăk Hà yêu cầu các lực lượng chức năng xử lý ổ bệnh dại tại thôn 5, giám sát để phát hiện sớm khi xảy ra bệnh dại, giúp người dân nâng cao nhận thức phòng chống dịch. Từ đầu năm, nhiều trường hợp bị chó cắn tử vong do thương tích hoặc do bệnh dại. Cuối tháng 4, một ở Đăk Lăk bị chó nhà hàng xóm cắn vào chân, phát bệnh dại tử vong sau một tháng. Trước đó đi vệ sinh tại nhà ở Thái Nguyên thì bị con chó của gia đình lao vào tấn công, đi cấp cứu nhưng tử vong ngay sau đó do nhiều vết thương quá nặng. Ngày 9/4, tử vong tại Sơn La sau ba tháng bị chó cắn. Chiều 3/4, ở Hưng Yên bị đàn chó hàng xóm lao vào cắn, nhập viện trong tình trạng ngưng tim, mất nhiều máu và tử vong sau đó. Đầu tháng 4, anh Bùi Văn Tuấn (32 tuổi) và ở tỉnh Hoà Bình tử vong do mắc bệnh dại sau hai tháng bị chó nhà nuôi cắn. Khi bị chó cắn, cần phòng dại, theo dõi tiến triển của con chó xem có bệnh dại hay không để chủ động phòng ngừa. Chó nuôi cần được chích ngừa bệnh dại đầy đủ. Trần Hóa Mua hàng tại Tin Học Như Ý Nguồn: VNExpress