Núi lửa phun trào có thể tàn phá các khu dân cư, nhưng cảnh tượng phun trào của núi lửa cũng là hình ảnh đẹp khi chúng ta quan sát nó từ trên cao. Núi lửa phun trào là một trong những hiện tượng tự nhiên mạnh mẽ nhất trên hành tinh, nhưng ta chỉ có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó khi quan sát từ trên cao. Núi lửa Sarychev ở Nga phun trào tháng 6/2009. Đây là lần đầu tiên núi lửa này phun trào kể từ năm 1989. Núi lửa Chaiten ở Chile tháng 5/2008. Lần hoạt động trước đó của núi lửa này là năm 1640. Núi lửa Manam ở Papua New Guinea phun trào tháng 6/2010. Núi lửa này nằm cách bờ biển phía Bắc của New Guinea 13km. Núi lửa Eyjafjallojokull ở Iceland phun trào cột tro bụi cao tới 6km lên bầu trời tháng 4/2010. Cột tro bụi này đổ bóng xuông một vùng rộng lớn ở châu Âu và làm gián đoạn giao thông hàng không ở Anh. Núi lửa Etna ở Italy tháng 7/2001. Đây là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới. Núi lửa Etna nằm bên bờ biển Sicily. Trong ảnh là đợt phun trào tháng 10/2002 của núi lửa Etna, ngọn núi cao 3.315m. Núi lửa Nabro ở Eritrea phun trào tháng 6/2011. Núi lửa Grimsvotn ở Iceland. Tháng 5/2011, núi lửa này từng phun trào cột tro bụi cao tới hơn 20km lên bầu trời. Đây là đợt phun trào mạnh mẽ nhất của núi lửaGrimsvotn trong hơn 1 thế kỷ qua. Nằm trên đảo Kyushu của Nhật Bản, núi lửa Shinmoe-dake thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim, trong đó có cả James Bond năm 1967. Trong ảnh là đợt phun trào tháng 1/2011. Mặc dù bạn có thể chưa nghe nhắc tới bao giờ nhưng núi lửa Sakurajima của Nhật Bản cũng là một trong những núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất trên thế giới. Trong ảnh là đợt phun trào hồi tháng 8/2013 của núi lửa Sakurajima. Mỗi ngày, hàng nghìn hành khách bay qua đỉnh Pavlof ở Alaska (Mỹ) mà không biết rằng ngọn núi lửa mãnh liệt này đang ở bên dưới. Nằm ở trung tâm của tuyến vận tải hàng không thương mại đông đúc nhất khu vực, núi lửa Pavlof luôn được giới chức Mỹ giám sát chặt chẽ. Trong đợt phun trào tháng 5/2013, núi lửa Pavlof phun trào cột tro bụi cao tới hơn 6km lên bầu trời. Núi lửa Klyuchevskaya của Nga nằm trong Vành đai Lửa Thái Bình Dương cùng 425 núi lửa khác (75% số núi lửa trên Trái Đất). Núi lửa Klyuchevskaya được hình thành cách đây hơn 6.000 năm. Trong đợt phun trào tháng 7/2007, tro bụi của núi lửa này bay xa tơi tận vùng Alaska của Mỹ. Nyiragongo ở Cộng hòa Dân chủ Conggo được mô tả là ngọn núi lửa nguy hiểm nhất trên hành tinh không phải vì quy mô và tốc độ phun trào của nó, mà là vì các dòng dung nham. Nếu các dòng dung nham thường di chuyển chậm với tốc độ tối đa 10km/h, thì dung nham của Nyiragongo có thể di chuyển với tốc độ lên tới 97km/h. Các hoạt động phun trào của núi lửa thường khá mạnh mẽ và ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của các cộng đồng xung quanh, nhưng núi lửa Pyuehue-Cordon Caulle ở Chile lại đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống. Không chủ giúp hình thành đất cho các vùng cư dân xung quanh, núi lửa này còn giúp tạo ra nguồn điện địa nhiệt. Dù là một trong những núi lửa nhỏ nhất trong khu vực, nhưng núi lửa Chukurachki trên đảo Paramushir vẫn là một trong những núi lửa hoạt động mạnh. Trong đợt phun trào tháng 5/2003, núi lửa này phun trào cột tro bụi cao tới hơn 8km lên bầu trời và bay xa tới 250km. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV