Các nhà khoa học phát hiện ra quan hệ hội sinh giữa hai loài khi vết chân voi chính là môi trường tốt để ếch phát triển. Một nhóm các nhà sinh học gần đây đã phát hiện ra hình thức sống hội sinh giữa loài ếch và loài voi trong hệ thống sinh thái của Đông Nam Á. Trong những vết chân voi có chứa nước mưa đều dễ dàng tìm thấy nòng nọc hoặc trứng ếch. Đây là môi trường hoàn hảo giúp cung cấp độ ẩm và dinh dưỡng cho loài ếch vào mùa khô. Ngoài ra, những vết chân voi này được coi là bước đệm giúp ếch con có thể đến các quần thể ếch khác. Các nhà khoa học kiểm tra vết chân voi. Theo báo cáo trên tạp chí Mammalia, năm 2016-2017, các nhà nghiên cứu đã quan sát tại Khu bảo tồn Động vật hoang dã Htamanthi của Myanmar phát hiện ít nhất 20 dấu chân voi có chứa nòng nọc và trứng ếch, trong đó một số dấu chân có cùng một loài ếch sinh sống. Loài voi Châu Á được biết đến như "Kỹ sư sinh thái" có vai trò quan trọng trong cải thiện thảm thực vật thông qua việc phát tán hạt giống, biến đổi một lượng lớn thực vật thành phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho sinh vật trong hệ sinh thái rộng lớn như động vật lưỡng cư, bọ cánh cứng. Phát hiện này còn cho thấy sự liên kết trong hình thức sống của các loài sinh vật tự nhiên. Nếu một khi voi châu Á bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu hoặc mất đi môi trường sống, những loài sinh vật sống khác cũng có thể bị ảnh hưởng và gặp nguy hiểm. Steven Platt, Phó giám đốc bảo tồn sinh vật học, Chương trình Myanmar của WCS nói: "Dấu chân voi có vai trò quan trọng đối với đời sống của loài ếch. Vì vậy một loài vật biến mất cũng có thể kéo theo sự tuyệt chủng của những loài khác. Đó là lý do tại sao việc bảo vệ hệ sinh thái nguyên vẹn với tổ hợp các loài động vật lại rất quan trọng". Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV