Trái đất đang dần khô cạn vì tự nuốt dần đại dương

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jun 12, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 122)

    Chu trình nước sâu của Trái đất đang bị mất cân bằng và điều này ít nhiều có liên quan đến Pangaea, một siêu lục địa đã chết.

    Nghiên cứu mới từ Trung tâm Tiến hóa và Động lực học Trái đất thuộc Đại học Oslo (Na Uy) cho thấy chu trình nước sâu của hành tinh chúng ta đang mất cân bằng rõ rệt: Trái đất luôn "ăn bớt" một ít nước, giấu chúng vào sâu bên trong hành tinh và không bao giờ trả lại cho mặt đất. Điều này có để đẩy trái đất đến hàng triệu năm mất nước cực độ.

    [​IMG]
    Một lỗ thủy nhiệt dưới đáy đại dương, nơi trái đất trả lại phần lớn nước mà nó đã hút vào trong chu trình nước sâu - (ảnh: NOAA).

    Chu trình nước sâu của Trái đất là một vòng tuần hoàn kỳ diệu diễn ra tận sâu dưới đáy đại dương và trong lòng đất. Mỗi năm, hàng triệu gallon nước (đơn vị đo lường của Mỹ, tương đương 3,785 lít) chảy từ đáy đại dương vào lớp phủ của trái đất: nước ngấm vào lớp vỏ và khoảng chất dưới đáy biển, rồi tất cả bị đẩy vào bên trong trái đất, nơi các mảng kiến tạo va chạm.

    Phần lớn nước được phun trở lại bề mặt thông qua các núi lửa ngầm và hệ thống thủy nhiệt. Tuy nhiên, một ít nước bị trái đất giữ lại, kéo chìm xuống thật sâu bên trong trước khi nó có thể bốc hơi và thoát ra ngoài qua hệ thống thủy nhiệt. Chính phần "ăn bớt" này của trái đất làm mất cân bằng chu trình nước sâu.

    [​IMG]
    Siêu lục địa Pangaea trước khi bị xé thành 6 châu - (ảnh: Designua Shutterstock).

    Sự mất cân bằng lớn nhất xảy ra vào 200 triệu năm về trước, khi toàn bộ đất đai trên hành tinh còn là một siêu lục địa mang tên Pangaea. Như các nghiên cứu trước đó chứng minh, một sự hút chìm khổng lồ, trong đó trái đất ăn ngấu nghiến đại dương ở phía bên kia địa cầu và gây ra một lực mạnh đến nỗi xé rạch Pangea thành 6 châu lục như hiện nay và kéo nhiều miền đất về gần khu hút chìm.

    Trái đất nhả ra hầu hết đại dương, đầu tiên là Đại Tây Dương, có tuổi đời khoảng 175 triệu năm. Tuy nhiên, hành tinh của chúng ta cũng "lợi dụng tình thế", nuốt vào bụng một lượng nước lớn, khiến mực nước biển toàn cầu giảm đi tới 130 mét chỉ trong sự kiện nói trên.

    Ngày nay, Trái đất vẫn tiếp tục gây nên sự mất cân bằng âm thầm trong chu trình nước sâu. Về lâu dài, điều này có thể đẩy hành tinh vào hàng triệu năm mất nước cực độ. Tin vui là nó chỉ thực sự gây ảnh hưởng đáng kể trong hàng trăm triệu đến hàng tỉ năm.

    Tuy nhiên, theo tác giả chính Krister Karlsen, tốc độ nước biển dâng lên do biến đổi khí hậu hiện nay cao hơn nhiều lần so với việc hao hụt do ảnh hưởng tự sự mất cân bằng chu trình nước sâu. "Trong khi chu trình nước sâu có thể thay đổi mực nước biển một cách hiệu quả trong hàng trăm triệu đến hàng tỷ năm, thì biến đổi khí hậu có thể thay đổi mực nước biển trong khoảng từ 0 đến 100 năm" – ông nói. Ước tính mỗi năm, tác hại mà con người gây ra với khí hậu khiến nước biển dâng lên thêm 3,2mm. Số nước mà trái đất ăn bớt hàng năm chỉ khoảng 1/10.000 lượng này.

    Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Geochemistry, Geophysics and Geosystems.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Trái đất đang dần khô cạn vì tự nuốt dần đại dương

Share This Page