Miệng hố va chạm thiên thạch rộng một kilomet ở Scotland

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jun 12, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 114)

    Các nhà khoa học Anh phát hiện một miệng hố va chạm thiên thạch còn nguyên vẹn dưới biển Scotland, chưa bị dòng hải lưu xói mòn.

    [​IMG]

    Miệng hố va chạm mới phát hiện nằm ở ngoài khơi Scotland. Ảnh: Stock.

    Nhóm nghiên cứu xác định miệng hố va chạm thiên thạch nguyên vẹn nằm cách vùng bờ biển Scotland 15 - 20 km về phía tây, bị vùi dưới những tảng đá ở lưu vực Minch. Theo kết quả nghiên cứu công bố hôm 9/6 trên Tạp chí của Hiệp hội Địa chất, đây là dấu vết lưu lại từ vụ va chạm thiên thạch lớn nhất ở Anh.

    Tiến sĩ Ken Amor đến từ Đại học Oxford, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết vật liệu khai quật từ vụ va chạm thiên thạch lớn hiếm khi còn sót lại trên Trái Đất. Tuy nhiên, miệng hố va chạm này nằm ở thung lũng tách giãn cổ đại, do đó trầm tích nhanh chóng che phủ mảnh vỡ thiên thạch, giúp bảo quản vật liệu.

    Để tìm vị trí miệng hố, nhóm nghiên cứu kết hợp quan sát thực địa, dựa vào những mảnh đá vỡ gọi là đá móng và kiểm tra bằng bột từ. Nhờ đó, họ có thể xác định hướng rơi của mảnh vỡ thiên thạch, từ đó tìm ra miệng hố va chạm. Theo các nhà nghiên cứu, nhiều khả năng Trái Đất và các hành tinh khác đã trải qua hàng loạt vụ va chạm thiên thạch thảm khốc trong khoảng thời gian này với nhiều mảnh vỡ còn sót lại từ quá trình hình thành hệ Mặt Trời thuở sơ khai.

    Nhóm nghiên cứu không loại trừ khả năng một thiên thạch tương tự sẽ tấn công Trái Đất trong tương lai. Họ cho biết một vật thể có kích thước này thường va chạm với Trái Đất sau 100.000 - 1.000.000 năm.

    Nguyễn Xuân (Theo Silicon Republic)


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Miệng hố va chạm thiên thạch rộng một kilomet ở Scotland

Share This Page