Cắt mỏ gà - Biện pháp cần được áp dụng trong chăn nuôi công nghiệp

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jun 10, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 134)

    Những năm gần đây, ngành chăn nuôi của tỉnh Lâm Đồng đã từng bước chuyển hướng từ sản xuất tự túc, tự cấp sang chăn nuôi hàng hóa. Nhiều gia đình đã chọn nghề chăn nuôi...

    Trong các vật nuôi được lựa chọn để phát triển thì con gà công nghiệp đã được các gia đình ở thành phố Đà Lạt, thị trấn Bảo Lộc và các vùng đông dân cư quan tâm. Trong 2 năm nay, đàn gà công nghiệp nuôi trong các hộ gia đình đã tăng từ 5000 con (1990) lên khoảng 20.000 con. Sở dĩ đàn gà công nghiệp phát triển mạnh là do tận dụng được lao động trong gia đình, đầu tư không lớn, nhanh có sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm dễ dàng và hiệu quả kinh tế cao.

    Để giúp người chăn nuôi có thêm một biện pháp kỹ thuật để giải quyết một số vấn đề thường gặp trong chăn nuôi gà công nghiệp, chúng tôi giới thiệu phương pháp cắt mỏ gà và khuyến cáo áp dụng trong chăn nuôi gà công nghiệp ở gia đình.

    Tại sao cần áp dụng biện pháp cắt mỏ gà?


    Trước hết để giải quyết vấn đề nan giải mà trong chăn nuôi gà công nghiệp thường thấy: Hiện tượng gà trong một đàn mổ nhau, ăn lòng, ăn thịt nhau; gà đẻ có thể dễ dàng mổ vỡ trứng, mổ hậu môn, làm rách trực tràng, moi ruột con khác và ăn ruột... Khi đã xẩy ra hiện tượng trên, sự phát triển thường theo hướng ngày càng tăng và gây thiệt hại về kinh tế (có trường hợp không thể tiếp tục công việc chăn nuôi được).

    Hiện tượng gà mổ nhau, ăn lông, ăn thịt nhau có thể do một số nguyên nhân sau:

    • Về thức ăn: Do mất cân đối về dinh dưỡng (thiếu protein, thừa năng lượng), gà bị bỏ đói, bỏ khát.
    • Nhiệt độ chuồng nuôi gà quá nóng
    • Mật độ nuôi gà quá dày hoặc chuồng nuôi quá nhiều gà, gà trong bầy không đồng đều.
    • Do cường độ chiếu sáng quá mạnh
    • Do giống gà: Giống gà đẻ thường mổ nhau hơn giống gà thịt

    Để khắc phục những nguyên nhân nêu trên, nhiều chuyên gia chăn nuôi gà và các nhà nghiên cứu như: Godfrey (1962), Misersky (1968), Romagosa (1968), Crozco (1969) Monne (1971) cho rằng biện pháp cắt mỏ gà là hiệu quả nhất.

    Thứ hai: là cắt mỏ gà để tiết kiệm thức ăn tiêu tốn cho một đơn vị sản phẩm do hạn chế được lượng thức ăn rơi vãi và tăng hiệu quả hấp thụ thức ăn.

    Theo tác giả Bushman (1978) đã thí nghiệm và kết luận với các thiết bị và dụng cụ chuyên dùng để nuôi gà công nghiệp, đối với gà không cắt mỏ thì lượng thức ăn rơi vãi khoảng từ 2-3%. Trong nhiều trường hợp thí nghiệm khác, tỷ lệ thức ăn rơi vãi còn lớn hơn.

    Trong các thí nghiệm của các tác giả kể trên và thí nghiệm (1981) của chúng tôi (gồm 1248 con gà giống thịt, trong đó cắt mỏ 624 con) đều đạt được kết quả giống nhau là chỉ tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm ở gà được cắt mỏ là thấp hơn so với đối chứng, độ tin cậy là 95%.

    Về tỷ lệ nuôi sống ở đàn gà được cắt mỏ cũng được các tác giả thông tin là không có sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm và đối chứng. Trong bầy gà được cắt mỏ có một cuộc sống “hòa bình” hơn và giảm được sự cố rõ rệt.

    Đối với gà trống nuôi để làm giống, tất nhiên không thực hiện cắt mỏ.

    Cắt mỏ gà được thực hiện như thế nào?

    Tuổi cắt mỏ


    Nhiều thí nghiệm đã thực hiện cắt mỏ gà ở mọi lứa tuổi, nhưng kết luận chung nhất là chỉ nên cắt mỏ gà sau 12 ngày tuổi vì ở ngày tuổi trước đó, gà được cắt mỏ dễ bị choáng (Stress) và do mỏ còn quá nhỏ nên việc thực hiện khó chính xác.

    Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì tùy theo giống gà và điều kiện kỹ thuật chăn nuôi để xác định tuổi cắt mỏ:

    • Đối với giống gà nuôi đẻ: Thực hiện cắt mỏ ở 4 tuần tuổi, cắt lại mỏ ở 18 tuần tuổi và sau đó từ 4 đến 6 tháng cắt lại tùy theo mức độ phát triển của mỏ gà.
    • Đối với gà nuôi lấy thịt: Nếu nuôi với số lượng hàng ngàn con thì nên cắt mỏ lúc 2 tuần tuổi; trường hợp nuôi với số lượng ít hơn, khi nào thấy hiện tượng mổ nhau thì mới can thiệp “cắt mỏ”.
    2. Độ dài của phần mỏ cần cắt


    Theo kinh nghiệm và hướng dẫn của các chuyên gia chăn nuôi gà thì phần mỏ cần cắt có tỷ lệ độ dài từ 1/3 đến 1/2 của phần mỏ trên và tương ứng với 1/4 và 1/3 của phần mỏ dưới.

    Kinh nghiệm của chúng tôi như sau:

    • Đối với gà 2 đến 4 tuần tuổi, lần đầu thực hiện cắt 1/3 mỏ trên và 1/4 mỏ dưới.
    • Đối với gà đẻ giống Lơgor, ở 18 tuần tuổi, thực hiện cắt 1/2 phần mỏ trên và 1/3 phần mỏ dưới.

    Cắt lại mỏ gà khi thấy hiện tượng mỏ gà đã quá dài hoặc mỏ phần trên và mỏ phần dưới có độ dài mất cân đối, cần phải cắt và “sửa lại” sao cho tương ứng với lần cắt mỏ trước.

    3. Nhiệt độ môi trường thích hợp nhất cho việc cắt mỏ gà là 21- 27oC


    Theo kinh nghiệm chúng tôi không cắt mỏ gà khi trời nóng trên 30 độ C vì dễ kích thích chẩy máu; không thực hiện khi trời lạnh đưới 15 độ C vì sẽ gây đau cho gà khi uống nước lạnh.

    4. Kỹ thuật cắt mỏ gà

    Cắt mỏ gà bằng máy


    [​IMG]
    Cắt mỏ gà bằng máy thường được thực hiện ở các cơ sở chăn nuôi có số lượng lớn hàng ngàn con.

    Phương pháp này được thực hiện ở các cơ sở chăn nuôi có số lượng lớn hàng ngàn con. Máy cắt có một lưỡi dao được nung đỏ bằng điện năng, có một kỹ thuật viên chuyên làm công việc cắt mỏ.

    Cắt mỏ bằng phương pháp thủ công

    Phương pháp này áp dụng trong chăn nuôi gà công nghiệp ở quy mô gia đình bằng các dụng cụ tự tạo và công việc cần có 2 người thực hiện. Sau đây là nội dung của phương pháp:

    Dụng cụ cắt mỏ gà gồm có:

    • Một hoặc hai con dao cắt bằng loại dao Thái có kích thước: bản dao rộng khoảng 3 cm, bề dầy khoảng 1,5 mm, lưỡi dao sắc (bén), độ dài của lưỡi dao khoảng 25 cm, có cán để tay cầm được vững và không bị nóng khi nung đỏ lưỡi dao.
    • Một tấm thớt hoặc một tấm gỗ đã được vô trùng dùng làm tấm kê. Tấm kê được đặt trên một giá đỡ (có thể là trên mặt bàn, hoặc mặt ghế) ở độ cao thích hợp để tiện thao tác.
    • Một lò nấu than hoặc một bếp nấu củi dùng để nung lưỡi dao.
    • Một đôi bao tay cho người thực hiện cắt mỏ gà.

    Công việc tiến hành theo trình tự như sau:

    • Đốt bếp than hoặc củi để dùng vào việc nung các lưỡi dao cắt.
    • Đặt lưỡi dao vào bếp chờ cho lưỡi dao đỏ hồng.
    • Xếp đặt tấm kê để cắt sao cho thuận với tay người thực hiện cắt mỏ.
    • Một người bắt gà và cố định chân và cánh bằng hai tay.
    • Người thực hiện cắt (nếu thuận tay phải) dùng tay trái nắm lấy đầu con gà, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ cố định mỏ gà, áp đặt phần dưới mỏ lên tấm kê sao cho miệng gà khít lại để lưỡi gà không bị tổn thương khi cắt mỏ.
    • Dùng tay phải nắm cán dao và đặt lưỡi dao (đã được nung đỏ) lên điểm cắt đã định ở phần trên của mỏ, lưỡi dao cắt nghiêng góc 60 độ so với mặt tấm kê. Dùng tay cầm cán dao ấn lưỡi dao xuống từ từ trong khoảng thời gian 1-2 giây mỏ được cắt đứt (chủ yếu bằng nhiệt của lưỡi dao nung đỏ). Tiếp tục cà mặt lưỡi dao trong vài giây tiếp theo trên mặt vết cắt tạo một lớp vẩy sừng cháy ngăn cho máu không bị chảy ra.
    • Kiểm tra mỏ sau khi cắt lần cuối. Nếu vết cắt khô, không chảy máu thì đưa gà vào chuồng.
    5. Chăm sóc dàn sau khi được cắt mỏ


    Sau khi đàn gà được cắt mỏ cần theo dõi quan sát trong vài giờ, nếu có con nào chảy máu vết cắt thì dùng dao nung đỏ cà lại vết cắt.

    Thường xuyên nạp đầy thức ăn và nước uống vào máng cho gà ăn uống dễ dàng và không bị tổn thương vết cắt.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Cắt mỏ gà - Biện pháp cần được áp dụng trong chăn nuôi công nghiệp

Share This Page