Một đoạn video được đăng tải trên YouTube mới đây đã đem đến góc nhìn cận cảnh và gần nhất khi một tên lửa được phóng ra khỏi bệ phóng. Loại tên lửa sử dụng trong video là Roketsan Atmaca của quân đội Thổ Nhĩ Kỷ. Đây là loại tên lửa chống hạm đầu tiên được sản xuất trong nước. Nó có thể lướt qua các con tàu trước khi bắn trúng các mục tiêu mô phỏng. Tên lửa này có thể lướt qua các con tàu trước khi bắn trúng các mục tiêu mô phỏng. Trong nhiều thập kỷ qua, hải quân nhiều nước đã trang bị loại tên lửa chống hạm trên biển. Nhờ độ cong của Trái đất nên một vật thể càng bay thấp và càng lâu sẽ tránh được việc bị hệ thống radar của kẻ thù phát hiện. Thông thường tên lửa sẽ di chuyển ở độ cao khoảng 9 mét hoặc thấp hơn đỉnh cao sóng để tránh bị radar của kẻ thù phát hiện và bắn hạ từ xa. Một tên lửa bay ở độ cao trên 9 mét so với bề mặt nước biển có thể bị radar ở độ cao khoảng 13 mét so với mặt đất phát hiện từ khoảng cách 28km. Nếu để bị phát hiện, đối phương có thể bắn hạ tên lửa chỉ trong vòng 2 phút ngay cả khi nó di chuyển với tốc độ siêu thanh. Mặc dù vậy trong thực tế, hiếm khi chúng ta thấy cảnh tượng tên lửa di chuyển gần bề mặt nước như vậy. Video từ nhà thầu quân sự Roketsan chia sẻ dùng nhiều góc quay, bao gồm từ dưới bệ phóng, trên đuôi của nguyên mẫu tên lửa chống hạm Atmaca. Thoạt nhìn tên lửa Atmaca có nét khá giống tên lửa chống hạm Harpoon II hoặc Kh-35 của Nga. Giống như các loại tên lửa khác, Atmaca được phóng ra từ ống phóng sử dụng động cơ tên lửa, giúp đẩy tên lửa di chuyển với tốc độ cao. Sau khi kết thúc quá trình đẩy, động cơ phản lực sẽ được kích hoạt và giúp tên lửa bay tới vị trí mục tiêu. Nhờ tích hợp một radar đo độ cao nên tên lửa có thể bay trên sóng biển dễ dàng mà không lo bị rơi xuống biển. Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đã phát triển tên lửa Atmaca từ năm 2009. Tên lửa có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, đạt hiệu quả cao trong việc chống các mục tiêu di chuyển và cố định trên biển. Tầm hoạt động tối đa của Atmaca được cho rơi vào khoảng 250km. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV