Dấu vân tay 3.000 năm hé lộ cách xây dựng của người cổ đại

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jun 4, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 132)

    Dấu vân tay 3.000 năm bí ẩn đã được tìm thấy trong các viên gạch tại một địa điểm khảo cổ ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), hé lộ nguyên lý xây dựng của người cổ đại.

    [​IMG]
    Dấu vân tay trên những viên gạch tại UAE.

    Theo tờ Fox news, dấu vân tay đã được tìm thấy tại địa điểm Hili 2 ở thành phố Abu Dhabi, một phần của Di sản Thế giới Al Ain UNESCO.

    Trong một bài đăng trên Facebook, Sở Văn hóa và Du lịch Abu Dhabi nói rằng, dấu vân tay có thể cung cấp manh mối quan trọng cho các nhà khảo cổ. Chúng giải thích cho việc người xưa đã áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong xây dựng ra sao.

    Rất có thể các thợ thủ công cổ đại đã sử dụng bàn tay của họ để tạo ra các vết lõm trong những viên gạch làm từ bùn. Sau đó, họ sẽ đổ vữa vào những vết lõm, để tạo chất liên kết giữa các viên gạch và dựng lên các bức tường.

    [​IMG]
    Con dấu chạm trổ công phu được tìm thấy.

    Bên cạnh đó, các chuyên gia khảo cổ tại địa điểm Hili 2 cũng phát hiện ra một loạt đồ tạo tác cổ xưa hấp dẫn khác. Trong số các phát hiện vừa tìm thấy có những lò đất sét được bảo quản tốt, chứa hàng chục viên đá bị cháy xém. Họ cho rằng, người xưa đã sử dụng chúng để làm nóng đá và sau đó nướng thịt cho những bữa ăn.

    Địa điểm Hili từng nổi tiếng với hệ thống tưới tiêu tinh vi có từ thời đồ sắt. Những hiện vật tìm thấy lần này cũng cung cấp thêm bằng chứng quan trọng khẳng định, sự chuyển đổi của các nền văn hóa trong khu vực từ săn bắn và hái lượm sang định canh định cư của người cổ đại tại nơi này.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Dấu vân tay 3.000 năm hé lộ cách xây dựng của người cổ đại

Share This Page