Mọi người sẽ rất bất ngờ khi biết được bên trong những "cục đá trắng" này lại là một loại thực phẩm rất quen thuộc với mọi nhà. Kohei Onuma là người Nhật nhưng hiện đang là du học sinh tại Bolivia, Nam Mỹ. Ngoài việc học, anh phụ trách thông tin về Bolivia nên thường xuyên đi đây đi đó khám phá văn hóa, ẩm thực của vùng đất này. Trên trang blog của mình, anh đã có bài viết giới thiệu về các món ăn kỳ lạ của Bolivia. Mọi người đã bao giờ ăn đá chưa? Thật ra những viên đá trắng này chính là khoai tây. Sở dĩ nó có hình thù lạ như thế này là do phương pháp bảo quản của người dân ở trên các khu vực đồi núi cao dãy Andes, nơi có thời tiết rất khắc nghiệt. Cách bảo quản khoai tây ở đây cũng rất khác biệt, người ta sẽ phơi khoai tây khoảng 1 tuần. Trong khí hậu lạnh của dãy Andes, nó nhiều lần bị đóng băng rồi tan băng liên tục và hút nước như một miếng bọt biển. Sau khi để ráo nước khoai tây lần cuối, người dân sẽ dùng chân giẫm đạp lên để phần vỏ bị tróc ra hoàn toàn. Tiếp tục, khoai tây sẽ được che đậy bằng một tấm vải và để nơi có bóng râm trong khoảng 2 tuần để ngăn chặn sự đổi màu do ánh sáng mặt trời. Lúc này, khoai tây có mùi amoniac hơi khó chịu, nhưng hương vị thì rất tuyệt vời. Nhiều người thắc mắc rằng tại sao người dân lại bảo quản khoai tây bằng phương pháp kỳ lạ này trong dãy Andes. Màu sắc lạ và có mùi khó chịu, thậm chí vị khoai tây chính thống cũng không còn nữa. Tuy nhiên, người dân giải thích rằng đây là cách bảo quản kéo dài thời gian lưu trữ đến nửa năm, thậm chí có thể lưu trữ tới 3 năm. Thêm một lý do nữa là nếu bảo quản bằng cách này thì khoai tây sẽ có nhiều công dụng tốt hơn so với bình thường. Đây là một nền văn hóa ẩm thực truyền thống lâu đời của người dân vùng Andes. Nếu có cơ hội hãy đến đây để được thưởng thức hương vị khoai tây đặc biệt của vùng Andes này. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV